Danh mục

Sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 456.08 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo trình bày kết quả nghiên cứu sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi trên 50 giáo viên và 35 cha mẹ tại Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy tất cả giáo viên và cha mẹ nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của giáo dục khoa học và sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáoHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0103Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4A, pp. 160-168This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnSỰ THAM GIA CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO Nguyễn Thị Yến Nhi1, Trần Viết Nhi2 và Nguyễn Tuấn Vĩnh2* Trường Mầm non Sơn Ca, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế 1 2 Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi trên 50 giáo viên và 35 cha mẹ tại Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy tất cả giáo viên và cha mẹ nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của giáo dục khoa học và sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo. Hầu hết cha mẹ tham gia giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo ở những mức độ khác nhau. Các biện pháp tăng cường sự tham gia của cha mẹ cũng thường xuyên được thực hiện. Có sự tương quan giữa nhận thức của giáo viên và cha mẹ với mức độ tham gia và các biện pháp tăng cường sự tham gia của cha mẹ. Một số hạn chế của nghiên cứu cũng được trình bày trong bài viết này. Từ khóa: giáo dục khoa học, giáo viên, mẫu giáo, cha mẹ, sự tham gia.1. Mở đầu Chất lượng giáo dục mầm non (GDMN) được đặc trưng bởi mức độ của sự tương tác vàtham gia cao của gia đình (GĐ) trẻ [1], vì vậy các mô hình giáo dục hướng đến trẻ nhỏ nhấtthiết phải có sự tham gia của cha mẹ. Sự tham gia của GĐ bao gồm các hoạt động và hành vi kếtnối, hỗ trợ trẻ em theo bằng cách tương tác có mục đích hướng đến việc học tập có ý nghĩa vàkết quả về tình cảm [2]. Sự tham gia đó sẽ gắn liền với những kết quả tích cực bao gồm cả vềphát triển nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ [3]. Giáo dục khoa học (GDKH) có vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển nhận thức và góp phầngiáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non (MN). Thông qua GDKH, trẻđược thỏa mãn nhu cầu khám phá, phát triển các kĩ năng nhận thức và mở rộng hiểu biết về thếgiới xung quanh. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo (MG), khi phạm vi tiếp xúc dần được mở rộng thìnhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh ngày càng tăng, đòi hỏi có một môi trườnggiáo dục mà ở đó trẻ được cung cấp cơ hội để tiếp nhận tri thức mọi lúc, mọi nơi. Hiệp hội Giáoviên Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng: “Sự tham gia của GĐ vào việc học của trẻ là rấtquan trọng đối với sự quan tâm và khả năng tìm hiểu khoa học của con em họ” [4]. Bởi lẽ, chamẹ (CM) và người chăm sóc chính là những người gần gũi, hiểu và nắm bắt rõ nhất về đặcđiểm, nhu cầu của trẻ. Họ có thể là cầu nối để thông tin, trao đổi với giáo viên (GV) về nhữngvấn đề khoa học mà trẻ quan tâm, muốn tìm hiểu. Bên cạnh đó, trẻ có rất nhiều cơ hội để tìmhiểu khoa học trong môi trường GĐ. CM và người chăm sóc cần thiết nhìn nhận ra vai trò củabản thân trong việc tạo dựng cơ hội và khuyến khích trẻ khám phá, tìm hiểu khoa học trong cáctình huống hằng ngày tại GĐ cũng như tham gia vào các hoạt động GDKH cho trẻ tại trườngmầm non với vai trò là người hỗ trợ, tình nguyện giúp đỡ. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằngNgày nhận bài: 2/8/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022.Tác giả liên hệ: Nguyễn Tuấn Vĩnh. Địa chỉ e-mail: nguyentuanvinh@dhsphue.edu.vn160 Sự tham gia của cha mẹ trong giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáokhi cha mẹ đóng vai trò tích cực, con cái của họ sẽ đạt được thành công lớn hơn với tư cách làngười học, bất kể tình trạng kinh tế xã hội, nền tảng dân tộc/chủng tộc, hoặc trình độ học vấncủa cha mẹ [5]. Điều này cho thấy, sự tham gia của CM là vô cùng cần thiết trong GDKH chotrẻ cũng như trong quá trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Tuy vậy, một số nghiên cứu trước đây ở Việt Nam đã chỉ ra rằng sự tham gia của CM tronghoạt động GDKH cho trẻ mẫu giáo chưa được chú trọng [6], [7]. Điều này dẫn đến những khókhăn trong việc phát huy hiệu quả GDKH cho trẻ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lờicác câu hỏi: (1) GV và CM nhận thức thế nào về GDKH, ý nghĩa và sự cần thiết tham gia củaCM trong GDKH cho trẻ MG?; (2) Sự tham gia của CM trong GDKH cho trẻ MG đang ở mứcđộ nào? (3) Có các biện pháp nào đã được thực hiện để tăng cường sự tham gia của CM trongGDKH cho trẻ MG?; (4) Có mối liên hệ nào giữa nhận thức với mức độ tham gia và biện pháptăng cường sự tham gia của CM trong GDKH cho trẻ MG không?2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu2.1.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là 35 CM có con đang học lớp MG và 50 GV đang phụ trách các lớpMG ở các trường MN trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin nhân khẩuhọc của GV và CM thể hiện ở bảng 1 như sau: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: