Danh mục

Sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu và các nhân tố ảnh hưởng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.13 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có nhiều đóng góp trong việc tạo công ăn việc làm, cải tiến sáng tạo cho mỗi nền kinh tế. Vì vậy, tăng cường sự DNNVV tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đang là ưu tiên trong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu và các nhân tố ảnh hưởng INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG Trần Thị Thu Hường, Nguyễn Thi Thu Trang, Học viện Ngân hàng Tóm tắt: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có nhiều đóng góp trong việc tạo công ăn việclàm, cải tiến sáng tạo cho mỗi nền kinh tế. Vì vậy, tăng cường sự DNNVV tham gia vào chuỗigiá trị toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đang là ưu tiêntrong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nghiêncứu đã tiến hành tìm hiểu, phân tích chuối giá trị toàn cầu, đặc điểm, những khó khăn thuận lợi,c ng như các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình DNNVV khi tham gia vào chuỗi giá trị. Kết quảch ra rằng có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của DNNVV vào chuỗi giá trị toàncầu bao gồm: (i) nhóm nhân tố vĩ mô (sự hỗ trợ của Chính phủ, sự phát triển của thị trường tàichính và tự do hóa thương mại); (ii) nhóm nhân tố vi mô (quy mô doanh nghiệp, tuổi doanhnghiệp và năng suất lao động) Từ khóa: chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp vừa và nhỏ THE PARTICIPATION OF SMEs IN GLOBAL VALUE CHAINS AND ITS DETERMINANTS Abstract: Small and medium-sized enterprises (SMEs) have many contributions in creating jobsand improving innovation for economy. Therefore, enhancing SMEs participation in the globalvalue chains plays an important role in promoting economic development and is one of prioritypolicies in the development strategies of many countries. The study conducts research andanalysises of global value chains, the characteristics, the advantages and challenges to joinglobal value chains, as well as determinantes affecting the participation of SMEs to the globalvalue chains. There are two group of determinantis: macro factors (included: Governmentsuppor, the development of financial markets and trade liberalization) and micro factors(included enterprises‟ size, age and productivity) Keywords: global value chains, SMEs472 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.01. Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu Những năm gần đây, các thỏa thuận tự do thương mại và đầu tư đã tạo điều kiện cho sựphát triển của chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chains- CGTTC) với vai trò là trụ cột chínhcho kết nối của các nền kinh tế. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu có thể bắt nguồn từ cuốinhững năm 1970 với một số công việc liên quan đến ―chuỗi hàng hóa‖ (Bair, 2005). Cụ thể, ýtưởng ban đầu của CGTTC là theo dõi tất cả các tập hợp đầu vào và những quy trình biến đổi đểtạo ra hàng hóa ―tiêu dùng sau cùng‖ (Hopkins và Wallerstein, 1977). Sau đó khái niệm về―chuỗi hàng hóa toàn cầu‖ đã được giới thiệu trong các ấn phẩm của Gary Gereffi (1994) qua vídụ về chuỗi hàng hóa may mặc; trong đó, mô tả quy trình chuyển đổi từ nguyên liệu thô (nhưbông, len hoặc sợi tổng hợp) đến các sản phẩm cuối cùng (hàng may mặc). Vào những năm 2000, bắt nguồn từ phân tích của tổ chức công nghiệp và thương mại,thuật ngữ ―chuỗi hàng hóa toàn cầu‖ đã thay đổi thành ―chuỗi giá trị toàn cầu‖ và được địnhnghĩa như một chuỗi giá trị gia tăng trong tài liệu kinh doanh quốc tế (Porter, 1985). Dựa trênkhái niệm này, Gereffi và các cộng sự (2005) đã xây dựng một khung lý thuyết để phân tíchchuỗi giá trị và mô tả các loại hình khác nhau của quản trị chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể, sự khácbiệt giữa các ―chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối‖ và ―chuỗi giá trị do người mua chi phối‖được nhấn mạnh. Trong đó, chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối được tìm thấy trong các lĩnhvực công nghệ cao như ngành bán dẫn hoặc dược phẩm. Còn chuỗi giá trị do người mua chi phốithường ở các ngành có hàm lượng công nghệ ít hơn, và những người bán lẻ, các nhà tiếp thị cóthương hiệu sẽ kiểm soát việc sản xuất. Ngoài cách tiếp cận theo mối liên hệ giữa các công ty, ngành sản xuất, quốc gia, chuỗigiá trị toàn cầu được tiếp cận theo hướng gia tăng giá trị sản xuất. Cụ thể, Koopman và cộng sự(2010) cho rằng chuỗi giá toàn cầu bao gồm hàm lượng nhập khẩu có trong xuất khẩu (giá trịquá khứ- backward participation), nhưng bổ sung thêm phần giá trị gia tăng nội địa (domesticvalue added), chính là phần đầu vào trung gian được sử dụng ở quốc gia thứ ba để xuất khẩutiếp. Tương tự như vậy, Timmer cùng cộng sự (2014) cho rằng chuỗi giá trị toàn cầu của sảnphẩm cuối cùng b ...

Tài liệu được xem nhiều: