Thông tin tài liệu:
Nhiều lúc chúng ta không biết điểm dừng, thậm chí để sự kỳ vọng vào công danh của mình trước mắt và sau này quá lớn.
Sự tham lam (Bài 4/5) Bài 4: Biết đủ là một kiểu giới hạn
Đối với kiếp trước chúng ta oán hận cha mẹ đã không nuôi dưỡng chúng ta trong một gia đình quyền quý, đối với kiếp sau lại hận con cháu không thể trở thành rồng thành phượng, nhưng còn nhiều điều mà chúng ta không thoả mãn đến từ chính bản thân chúng ta.
Tại sao chúng ta lại không biết đủ như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tham lam (Bài 4/5)
Sự tham lam (Bài 4/5)
Nhiều lúc chúng ta không biết điểm dừng, thậm chí để sự kỳ vọng vào công
danh của mình trước mắt và sau này quá lớn.
Sự tham lam (Bài 4/5)
Bài 4: Biết đủ là một kiểu giới hạn
Đối với kiếp trước chúng ta oán hận cha mẹ đã không nuôi dưỡng chúng ta
trong một gia đình quyền quý, đối với kiếp sau lại hận con cháu không thể trở
thành rồng thành phượng, nhưng còn nhiều điều mà chúng ta không thoả mãn
đến từ chính bản thân chúng ta.
Tại sao chúng ta lại không biết đủ như vậy? Đây thực ra chính là sự thôi thúc
của dục vọng, là sự kích động của hoang tưởng, là những đòi hỏi không phù
hợp với thực tế. Nếu như đem quy kết sự không biết đủ ấy là sự biến đổi của
con người thế hệ sau thì thật là mất công bằng. Thực ra không biết đủ là một
nhu cầu tâm lý có sớm nhất của con người, biết đủ chẳng qua chỉ là sự thấu
hiểu và gỡ trách nhiệm một cách có lý tính sau tư duy mà thôi.
Nhà văn nước Nga, Léptônxtôi đã từng nói: “Người Nga chưa từng thoả mãn
với của cải của mình nhưng lại vô cùng tự tin về trí tuệ của bản thân”. Điều
này nói nên tính lưỡng trọng của việc biết tự thoả mãn. Sự đòi hỏi về vật chất
của con người luôn vượt quá so với sự đòi hỏi về mặt tinh thần, sự thoả mãn
về mặt tinh thần không bao giờ đáp ứng nổi đòi hỏi về mặt vật chất, điều này
có quan hệ tới con người như là nhu cầu đầu tiên của họ là ăn no mặc ấm vậy.
Lão Tử từng nói: “Hữu sở vi tài năng hữu sở bất vi” nghĩa là có biết đủ mới
biết không đủ giống như vào những năm vật cgất còn thiếu thốn, chúng ta
bằng lòng với cuộc sống ngày ba bữa cơm đạm bạc nhưng trong thâm tâm
chúng ta những nhu cầu về vật chất không chỉ dừng lại ở đó, chỉ cần có điều
kiện người ta cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, ngoài ra còn muốn khiêu vũ giải
trí nữa.
Biết đủ và không biết đủ là một khái niệm được lượng hoá, chúng ta sẽ không
dừng sự thoả mãn ở một mức độ nhất định và cũng không giới hạn được sự
không biết đủ ở một nhu cầu nào cả. Ở những thời đại, hoàn cảnh, giai tầng,
tuổi tác khác nhau, kinh nghiệm sống khác nhau thì sự thoả mãn và sự không
thoả mãn sẽ chuyển hoá lẫn nhau. Những thanh niên nghèo khổ không được
tự thoả mãn, chỉ có như vậy cuộc sống mới thay đổi được; những người nông
dân biết thoả mãn thì không bắt mình phải trở thành tổng thống, an phận sống
trong thôn xóm của mình, các giáo viên thì lấy việc hàng tháng đúng ngày
lĩnh lương làm niềm động viên lớn nhất.
Biết thoả mãn làm con người ta bình tĩnh, ung dung, thấu hiểu, giải toả;
không biết đủ làm cho người ta lộn xộn, kích động, tiến bộ, phấn đấu; biết
thoả mãn thì khi biết không làm được sẽ không làm, không biết thoả mãn thì
biết làm được nhất thiết sẽ làm. N ếu như biết không làm được mà miễn cưỡng
cho bằng được, cố làm thì sẽ mất công, nếu như biết làm được mà không làm
thì sẽ sa ngã và lười biếng. Khoảng cách giữa biết đủ và không biết đủ trên
thực tế chỉ là vấn đề mức độ, mức độ ở đây chính là chừng mực, là trí tuệ, lại
càng là khả năng; chỉ có trong điều kiện nhiệt độ nhất định cây cối mới nảy
chồi không giống như gang luyện thành thép. Bà lão trong câu chuyện “Ông
lão đánh cá và con cá vàng” đã không hiểu được sự thất bại lớn nhất của việc
không biết đủ, bà ta không biết mức độ của sự thoả mãn.
Giữa khoảng cách của biết đủ và không biết đủ đại đa số khuynh hướng của
chúng ta là tự biết đủ, bởi như vậy mới làm cho tâm hồn chúng ta thanh thản.
Không lấy quá nhiều, không cần quá nhiều thì sẽ không phải gánh vác quá
nhiều. Trong trạng thái biết đủ thì mọi thứ đều trở nên hợp lý, bình thường,
thoả mái. Như vậy chúng ta làm sao còn có những nhu cầu và khát vọng
không thực tế?