Danh mục

Sự thật về Bồ Đề Đạt Ma đại sư sáng lập võ phái Thiếu Lâm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.90 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bồ Đề Đạt Ma là cái tên vô cùng nổi tiếng với những ai quan tâm đến võ thuật truyền thống Trung Quốc. Người ta nói rằng, ông là tác giả của bộ tuyệt học Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh, là người sáng lập võ phái Thiếu Lâm lừng danh. Thực ra, chuyện Bồ Đề Đạt Ma có phải là ông tổ của võ thuật Trung Quốc hay không, vẫn còn là chuyện phải bàn. Song có một điều chắc chắn rằng Bồ Đề Đạt Ma là vị đại sư không thể không nhắc tới trong lịch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thật về Bồ Đề Đạt Ma đại sư sáng lập võ phái Thiếu Lâm Sự thật về Bồ Đề Đạt Ma đại sư sáng lập võ phái Thiếu LâmBồ Đề Đạt Ma là cái tên vô cùng nổi tiếng với những ai quan tâm đến v õ thuậttruyền thống Trung Quốc. Người ta nói rằng, ông là tác giả của bộ tuyệt họcDịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh, là người sáng lập võ phái Thiếu Lâm lừngdanh.Thực ra, chuyện Bồ Đề Đạt Ma có phải là ông tổ của võ thuật Trung Quốc haykhông, vẫn còn là chuyện phải bàn. Song có một điều chắc chắn rằng Bồ Đề ĐạtMa là vị đại sư không thể không nhắc tới trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc…Chuyến du hành huyền thoại trên đất Đông thổMặc dù được coi là ông tổ sáng lập nên trường phái Thiền tông Trung Quốc,nhưng Bồ Đề Đạt Ma lại có gốc gác từ tận bên Thiên Trúc. Người ta nói rằng, BồĐề Đạt Ma vốn có tên tục là Bồ Đề Đa La, là con trai thứ ba của quốc vương nướcHương Chí, nam Thiên Trúc.Một lần, vị tổ thứ 27 của nhà Phật là Bát Nhã Đa La đến nước Hương Chí, gặp BồĐề Đạt Ma, thấy vị vương tử này có nhiều nét đặc biệt, mới bảo cùng hai anh củamình bàn luận về chữ Tâm. Bát Nhã Đa La thấy Bồ Đề Đa La là người có ngộtính, nhỏ tuổi nhưng đã nói được điểm quan trọng của chữ Tâm, mới khuyên rằng:“Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là ÐạtMa, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Cũng kể từ đó, vị hoàng tử thứ 3 của HướngChí quốc có tên thành Đạt Ma, xuất gia làm sư, bái Bát Nhã Đa La làm thầy.Chân dung Bồ Đề Đạt MaSau nhiều năm tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, Bồ ĐềĐạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa của mình, trở thành vị tổthứ 28 của Phật giáo trên đất Thiên Trúc. Chuyện kể rằng, trước khi truyền phápcho Đạt Ma, tổ thứ 27 cho gọi Đạt Ma đến và hỏi: “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?”Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Vô sinh vô sắc”. Bát Nhã Đa La lại hỏi tiếp: “Trong mọi thứ,cái gì vĩ đại nhất?” Bồ Đề Đạt Ma lại đáp: “Phật pháp vĩ đại nhất”, ngh e xong, BátNhã Đa La quyết định chọn Đạt Ma làm truyền nhân thứ 28 của nhà Phật.Khi Bát Nhã Đa La qua đời, Đạt Ma nhớ lời thầy dặn, phải xuất dương truyềnpháp thì mới nên sự nghiệp vĩ đại nên khi tuổi đã cao mới xuống thuyền ra khơiđến đất Đông Thổ. Đó là vào khoảng những năm 520 sau Công nguyên, tức đờiVũ Đế nhà Lương. Vũ Đế vốn là người sùng Phật, nghe tin có vị đại sư từ ThiênTrúc tới Đông thổ truyền giáo, mới mời đến Kiến Nghiệp, kinh đô nước Lương đểgặp mặt, bàn chuyện Phật. Đạt Ma nhận lời đến gặp Vũ Đế, song nói chuyệnkhông hợp.Qua lần nói chuyện đó, Đạt Ma biết rằng, lý tưởng Phật giáo của Vũ Đế khônggiống với mình, khó có thể phát huy được những tư tưởng của mình nên quyếtđịnh cáo từ. Chuyện kể rằng, sau khi từ biệt Vũ Đế, Đạt Ma lấy một cọng cỏ némxuống sông rồi đứng trên cọng cỏ mà qua sông Dương Tử, đi về phía bắc, đếnthành Lạc Dương, kinh đô Bắc Ngụy. Năm Hiếu Xương thứ 3 đời vua Hiếu MinhĐế nhà Bắc Ngụy (tức năm 527), Đạt Ma lên Tung Sơn đến Thiếu Lâm Tự truyềnbá Thiền tông. Đó là thời điểm diễn ra sự tích 9 năm thiền định nổi tiếng của BồĐề Đạt Ma.Chuyện kể rằng, khi đến chùa Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma ngồi quay mặt vào váchđá thực hành thiền định, suốt 9 năm liền không nói gì. Những người thời bấy giờkhông hiểu gì, chỉ thấy lạ nên gọi ông là “Quan bích Bà la môn”, nghĩa là ông sưBà la môn nhìn tường. Trong thời gian ấy, có nhà sư ở Tung Sơn tên là ThầnQuang, học rộng biết nhiều, nghe chuyện của Đạt Ma nên đến xin bái kiến. ĐạtMa vẫn quay mặt vào bức tường, không nói năng gì. Thần Quang không nản, nhủrằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điềungười thường không chịu được”. Giữa đêm tháng chạp, tuyết bay mù mịt, ThầnQuang đứng chờ bất động bên ngoài chùa, sáng ra tuyết ngập đến đầu gối.Đạt Ma lúc ấy mới hỏi: “Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?” Thần Quangkhóc mà nói: “Chỉ mong được đại sư truyền đạo”. Biết Đạt Ma còn e mình chỉnhất thời kích động, sợ không thể kiên nhẫn học đạo, Thần Quang liền rút đao tựchặt đứt cánh tay trái, đặt trước mặt Đạt Ma, bày tỏ quyết tâm của minh. Lúc bấygiờ, Đạt Ma mới nhận Thần Quang làm đệ tử, đổi pháp danh là Huệ Khả. Huệ Khảsau này chính là vị tổ thứ hai của dòng Thiền tông ở Trung Quốc.Sau 9 năm lưu lại Trung Quốc truyền giáo, Đạt Ma có ý muốn quay về Ấn Độ nêncho gọi các đệ tử của mình đến nói: “Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nóicho ta nghe sở đắc của mình”. Các đệ tử mỗi người lần lượt đều tiến lên phía trướcnói những điều mà mình học được, chỉ riêng Huệ Khả là đứng yên không nói gì.Đạt Ma mỉm cười nói với Huệ Khả: “Ngươi đã có được phần tủy của ta rồi”.Nói xong Đạt Ma quyết định truyền tâm ấn cùng cuốn kinh Lăng già cho Huệ Khảrồi nói: “Ta từ Nam Ấn sang đến ph ương Đông này, thấy Thần Châu có đại thừakhí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nay được ngươi đểtruyền thọ y pháp, ý ta đã toại!”. Đến năm Thiên Bình thứ ba nhà Đông Ngụy, tứcnăm 536, Đạt Ma viên tịch ở Lạc Tân. Các đệ tử chôn cất ông ở chùa Định Lâm,núi Hùng Nhĩ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.Và cái chết bí hiểm của vị đại sư Thiên TrúcVề cái chết của Bồ Đề Đạt Ma đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhiều người nói,sau khi truyền giáo ở Trung Quốc, Đạt Ma quay trở lại Thiên Trúc và qua đời ởđây. Có người lại nói, Đạt Ma viên tịch tại Trung Quốc vào năm 536 và được chôncất tại đây. Tuy nhiên, khiến nhiều người tranh cãi hơn cả chính là câu chuyện ĐạtMa bị đầu độc mà chết.Chuyện kể rằng, thời điểm Đạt Ma đến Trung Quốc truyền pháp, có một vị quốcsư nhà Bắc Ngụy là Bồ Đề Lưu Chi rất ghen ghét vì danh tiếng của Đạt Ma nêntìm mọi cách hãm hại. Lưu Chi sai người bỏ chất độc vào cơm của Đạt Ma, địnhhại chết ông. Đạt Ma biết trong cơm có độc nhưng vẫn ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn,từ miệng Đạt Ma nôn ra một con rắn, nhờ thế mọi chất độc đều ti êu tan hết, ĐạtMa bình an vô sự. Lưu Chi nhiều lần tìm cách hạ độc Đạt Ma, Đạt Ma vẫn biết,nhưng lần nào cũng không hề hấn gì. Lưu Chi có ý sợ, nhưng càng nuôi dã tâm hại ...

Tài liệu được xem nhiều: