SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (Truyện kể cho trẻ nghe )
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 339.96 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngày xưa, giặc Minh tàn bạo đến cướp nước. Chúng cướp của giết người, đốt nhà .Khắp nơi nhân dân ta rất khổ cực . Thuở ấy nước ta có ông Lê Lợi, thấy giặc Minh đã cướp nước ta, lại giết dân ta thì vô cùng căm giận, bèn nổi lên đánh lại chúng .Năm ấy sau một trận đánh lớn, Lê Lợi đem quân về trú tại một làng nhỏ ven sông. Nhân lúc rỗi rãi, mấy người lính của Lê Lợi rủ nhau đi đánh cá. Họ chọn một khúc sông sâu và vắng để thả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (Truyện kể cho trẻ nghe ) SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (Truyện kể cho trẻ nghe ) Ngày xưa, giặc Minh tàn bạo đến cướp nước. Chúng cướp của giết người,đốt nhà .Khắp nơi nhân dân ta rất khổ cực .Thuở ấy nước ta có ông Lê Lợi, thấy giặc Minh đã cướp nước ta, lại giết dânta thì vô cùng căm giận, bèn nổi lên đánh lại chúng . Năm ấy sau một trận đánh lớn, Lê Lợi đem quân về trú tại một làng nhỏven sông. Nhân lúc rỗi rãi, mấy người lính của Lê Lợi rủ nhau đi đánh cá.Họ chọn một khúc sông sâu và vắng để thả lưới. Vừa buông lưới được mộtlúc, họ đã thấy mặt nước sông dao động. Đoán chắc là đã có cá to mắc lưới,họ bèn bảo nhau kéo lưới lên thì chỉ thấy trong lưới có một thanh gươm.Ngạc nhiên mọi người xúm lại gỡ thanh gươm ra khỏi lưới rồi truyền taycho nhau xem. Thấy đó là một thanh gươm chuỗi nạm ngọc rất đẹp, mộtngười lên tiếng : - Không hiểu ai có thanh gươm quý thế này mà lại để rơi xuống sôngnhỉ? Vừa nói dứt câu thì ở dưới mặt sông có tiếng nói vọng lên : - Thanh gươm đó là của ta. Ta cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh.Các ngươi hãy mang thanh gươm đó về dâng cho Lê Lợi . Đột nhiên nghe tiếng nói lạ, mấy người lính cả sợ đưa mắt nhìn nhau.Người lớn tuổi nhất hỏi : - Nhưng ngươi là ai? Tên ngươi là gì? Xin cho chúng tôi biết để chúngtôi còn về thưa lại với chủ tướng Lê Lợi . Tiếng nói lúc nãy từ sông vọng lên. Lần này rành rọt hơn : - Ta là Long Quân. Lưỡi gươm ấy là lưỡi gươm thần ta cho Lê Lợimượn để giềt giặc Minh. Các ngươi hãy mang thanh gươm này về dâng choLê Lợi . Lê Lợi đã dùng thanh gươm đó đánh cho giặc Minh thua chạy tơi bời.Nhiều trận quân giặc chết như rạ. Về sau giặc Minh sợ quá, cả quân lẫ ntướng phải kéo nhau ra xin hàng Lê Lợi. Từ đây, nhân dân ta mới được sốngyên vui . Một năm sau, nhân ngày trời trong, gió mát .Lê Lợi cùng các quan đithuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Thuyền vừa đến giữa hồ thì bỗng thấy mộtcon rùa vàng rất to từ dưới nước nhô đầu lên. Mọi người hoảng sợ, nhưngsau thấy rùa vàng không có ý hại ai thì mọi người mới yên tâm . Rùa vàng nổi hẳn mình lên mặt nước, hướng về phía thuyền vua , gật đầuba cái chào vua Lê rồi nói : - Xin nhà vua trả gươm cho Long Quân . Thoạt nghe rùa vàng đòi gươm, Lê Lợi rất ngạc nhiên nhưng sau nhớ lạithanh gươm mấy người lính đã dâng mình dạo nọ, Lê Lợi mới hiểu ra. Ôngliền quay lại, rút thanh gươm vẫn đeo bên mình ra khỏi vỏ. Thì lạ chưa?Thanh gươm rời khỏi tay nhà vua, bay vụt về phía rùa vàng. Nhanh như cắt,rùa vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Từ đó để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượngươm thần giết giặc. Lê Lợi bèn đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm . Hoàn Kiếm là trả lại gươm. Hồ này còn gọi là Hồ Gươm . Phỏng theo truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm “ Bài soạn mẫu giáo lớn NXBGD-1978I. Yêu cầu : - Hiểu nội dung truyện, qua đó giáo dục tự hào về truyền thống đánh giặcgiữ nước của dân tộc, biết về danh lam thắng cảnh của đất nước .II. Chuẩn bị: - Một bức tranh về Hồ Gươm. Có thể nói với trẻ : Hồ Gươm ở Hà Nội.Giữa hồ có tháp rùa, có cầu Thê Húc son đỏ cong cong soi bóng xuống mặtnước trong xanh. Xung quanh hồ là những hàng cây toả bóng mát, nhữngluống hoa đủ màu rực rỡ. Đó là một trong những cảnh đẹp của Thủ Đô.III. Hướng dẫn : - Vào bài cô có thể nói : một trong những cảng đẹp của thủ đô Hà Nội làHồ Gươm.Vì sao có tên gọi là Hồ Gươm, các cháu hãy nghe cô kể chuyện“Sự tích Hồ Gươm “. - Kể diễn cảm : + Lời của Long Quân : chậm rãi, rõ ràng, âm vang . + Lời của quân lính : ngạc nhiên,kính nể . + Đoạn đầu và đoạn cuối kể chậm rãi . - Trích dẫn và làm rõ các ý : + Lê Lợi cùng mọi người đánh giặc Minh (trích đoạn từ đầu đến hếtcâu “…đánh lại chúng “). + Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc (trích đoạn đốithoại giữa Long Quân và mấy người lính ). + Lê Lợi trả gươm cho Long Quân khi đất nước đã hoà bình (tríchđoạn “ một năm sau …đến hết “). - Câu hỏi cho tiết 1 : + Ai đã cùng nhân dân nổi lên đánh giặc Minh ? + Ai đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc ? + Sau khi Lê Lợi chiến thắng giặc Minh ,Long Quân đã sai rùa vàngđòi gươm ở đâu ?(Hồ Tả Vọng ). + Vì sao hồ đó được đặt tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm ? - Câu hỏi cho tiết 2 : + Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm ? + Mọi người đã nói gì khi vớt lên được thanh gươm ? + Long quân đã trả lời ra sao ? + Lê Lợi và nhân dân đã đánh giặc Minh như thế nào ? + Long quân đã sai rùa vàng đòi gươm ở đâu ? + Rùa vàng đã nói gì khi đòi lại gươm? ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (Truyện kể cho trẻ nghe ) SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (Truyện kể cho trẻ nghe ) Ngày xưa, giặc Minh tàn bạo đến cướp nước. Chúng cướp của giết người,đốt nhà .Khắp nơi nhân dân ta rất khổ cực .Thuở ấy nước ta có ông Lê Lợi, thấy giặc Minh đã cướp nước ta, lại giết dânta thì vô cùng căm giận, bèn nổi lên đánh lại chúng . Năm ấy sau một trận đánh lớn, Lê Lợi đem quân về trú tại một làng nhỏven sông. Nhân lúc rỗi rãi, mấy người lính của Lê Lợi rủ nhau đi đánh cá.Họ chọn một khúc sông sâu và vắng để thả lưới. Vừa buông lưới được mộtlúc, họ đã thấy mặt nước sông dao động. Đoán chắc là đã có cá to mắc lưới,họ bèn bảo nhau kéo lưới lên thì chỉ thấy trong lưới có một thanh gươm.Ngạc nhiên mọi người xúm lại gỡ thanh gươm ra khỏi lưới rồi truyền taycho nhau xem. Thấy đó là một thanh gươm chuỗi nạm ngọc rất đẹp, mộtngười lên tiếng : - Không hiểu ai có thanh gươm quý thế này mà lại để rơi xuống sôngnhỉ? Vừa nói dứt câu thì ở dưới mặt sông có tiếng nói vọng lên : - Thanh gươm đó là của ta. Ta cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh.Các ngươi hãy mang thanh gươm đó về dâng cho Lê Lợi . Đột nhiên nghe tiếng nói lạ, mấy người lính cả sợ đưa mắt nhìn nhau.Người lớn tuổi nhất hỏi : - Nhưng ngươi là ai? Tên ngươi là gì? Xin cho chúng tôi biết để chúngtôi còn về thưa lại với chủ tướng Lê Lợi . Tiếng nói lúc nãy từ sông vọng lên. Lần này rành rọt hơn : - Ta là Long Quân. Lưỡi gươm ấy là lưỡi gươm thần ta cho Lê Lợimượn để giềt giặc Minh. Các ngươi hãy mang thanh gươm này về dâng choLê Lợi . Lê Lợi đã dùng thanh gươm đó đánh cho giặc Minh thua chạy tơi bời.Nhiều trận quân giặc chết như rạ. Về sau giặc Minh sợ quá, cả quân lẫ ntướng phải kéo nhau ra xin hàng Lê Lợi. Từ đây, nhân dân ta mới được sốngyên vui . Một năm sau, nhân ngày trời trong, gió mát .Lê Lợi cùng các quan đithuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Thuyền vừa đến giữa hồ thì bỗng thấy mộtcon rùa vàng rất to từ dưới nước nhô đầu lên. Mọi người hoảng sợ, nhưngsau thấy rùa vàng không có ý hại ai thì mọi người mới yên tâm . Rùa vàng nổi hẳn mình lên mặt nước, hướng về phía thuyền vua , gật đầuba cái chào vua Lê rồi nói : - Xin nhà vua trả gươm cho Long Quân . Thoạt nghe rùa vàng đòi gươm, Lê Lợi rất ngạc nhiên nhưng sau nhớ lạithanh gươm mấy người lính đã dâng mình dạo nọ, Lê Lợi mới hiểu ra. Ôngliền quay lại, rút thanh gươm vẫn đeo bên mình ra khỏi vỏ. Thì lạ chưa?Thanh gươm rời khỏi tay nhà vua, bay vụt về phía rùa vàng. Nhanh như cắt,rùa vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Từ đó để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượngươm thần giết giặc. Lê Lợi bèn đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm . Hoàn Kiếm là trả lại gươm. Hồ này còn gọi là Hồ Gươm . Phỏng theo truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm “ Bài soạn mẫu giáo lớn NXBGD-1978I. Yêu cầu : - Hiểu nội dung truyện, qua đó giáo dục tự hào về truyền thống đánh giặcgiữ nước của dân tộc, biết về danh lam thắng cảnh của đất nước .II. Chuẩn bị: - Một bức tranh về Hồ Gươm. Có thể nói với trẻ : Hồ Gươm ở Hà Nội.Giữa hồ có tháp rùa, có cầu Thê Húc son đỏ cong cong soi bóng xuống mặtnước trong xanh. Xung quanh hồ là những hàng cây toả bóng mát, nhữngluống hoa đủ màu rực rỡ. Đó là một trong những cảnh đẹp của Thủ Đô.III. Hướng dẫn : - Vào bài cô có thể nói : một trong những cảng đẹp của thủ đô Hà Nội làHồ Gươm.Vì sao có tên gọi là Hồ Gươm, các cháu hãy nghe cô kể chuyện“Sự tích Hồ Gươm “. - Kể diễn cảm : + Lời của Long Quân : chậm rãi, rõ ràng, âm vang . + Lời của quân lính : ngạc nhiên,kính nể . + Đoạn đầu và đoạn cuối kể chậm rãi . - Trích dẫn và làm rõ các ý : + Lê Lợi cùng mọi người đánh giặc Minh (trích đoạn từ đầu đến hếtcâu “…đánh lại chúng “). + Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc (trích đoạn đốithoại giữa Long Quân và mấy người lính ). + Lê Lợi trả gươm cho Long Quân khi đất nước đã hoà bình (tríchđoạn “ một năm sau …đến hết “). - Câu hỏi cho tiết 1 : + Ai đã cùng nhân dân nổi lên đánh giặc Minh ? + Ai đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc ? + Sau khi Lê Lợi chiến thắng giặc Minh ,Long Quân đã sai rùa vàngđòi gươm ở đâu ?(Hồ Tả Vọng ). + Vì sao hồ đó được đặt tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm ? - Câu hỏi cho tiết 2 : + Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm ? + Mọi người đã nói gì khi vớt lên được thanh gươm ? + Long quân đã trả lời ra sao ? + Lê Lợi và nhân dân đã đánh giặc Minh như thế nào ? + Long quân đã sai rùa vàng đòi gươm ở đâu ? + Rùa vàng đã nói gì khi đòi lại gươm? ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo án lớp lá làm quen văn học lớp lá văn học thiếu nhi truyện mầm non kể chuyện cho béGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 283 0 0 -
Giáo trình Văn học trẻ em: Phần 1 - Lã Thị Bắc Lý
130 trang 106 0 0 -
Bến Tàu Trong Thành Phố - Xuân Quỳnh
5 trang 96 1 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 95 4 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh
235 trang 50 0 0 -
Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng: Phần 1
32 trang 40 0 0 -
Truyện Hồ sơ á thần - Rick Riordan
143 trang 36 0 0 -
Tiểu thuyết trinh thám Biển quái vật
375 trang 34 0 0 -
Truyện ngắn Dế mèn phiêu lưu ký - Phần 2
58 trang 33 0 0 -
Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng: Phần 2
44 trang 32 0 0