Danh mục

Sự tương đồng và khác biệt giữa thức thứ tám trong duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.93 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích bản chất của Duy thức học, bản chất của Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo; đồng thời xem xét sự tương đồng và khác biệt giữa Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học. Các phương pháp trị liệu như liên tưởng tự do và thiền cũng được đề cập tới và phân tích, so sánh dựa trên cơ sở lý luận về Duy thức học và Phân tâm học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tương đồng và khác biệt giữa thức thứ tám trong duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 85-92 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA THỨC THỨ TÁM TRONG DUY THỨCHỌC PHẬT GIÁO VỚI VÔ THỨC TRONG PHÂN TÂM HỌC Phan Văn Trung Chùa Trung Hậu - xã Tiền Phong - Huyện Mê Linh - Hà Nội E-mail: thichviendinh1@gmail.com Tóm tắt. Bài viết phân tích bản chất của Duy thức học, bản chất của Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo; đồng thời xem xét sự tương đồng và khác biệt giữa Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học. Các phương pháp trị liệu như liên tưởng tự do và thiền cũng được đề cập tới và phân tích, so sánh dựa trên cơ sở lý luận về Duy thức học và Phân tâm học. Từ khóa: Duy thức học, thức thứ tám, phân tâm học.1. Mở đầu Phật giáo xuất hiện cách đây trên 2500 năm tại Ấn Độ cổ. Ngày nay Phật giáo làmột trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới, không chỉ về số lượng tín đồ mà còn thể hiện ởsức ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc của hệ thống triết học - tâm lí học đồ sộ, trong đó có tưtưởng Duy thức, được hình thành từ các Đại luận sư trứ danh Mã Minh, Long Thọ, đếnVô Trước, Thế Thân, Huyền Trang,... Duy thức học là Tâm lí học trong hệ thống tư tưởngcủa Phật giáo Đại thừa và ngày nay là một tông phái lớn của Phật giáo miền Bắc Ấn vàcác nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Duy thức học là môn học phân tích sự vận động của tâm lí con người (cá nhân)trong cuộc sống và trong tu luyện. Theo đó, hoạt động tâm lí được cấu trúc thành ba tầng,tám thức: - Tầng thứ nhất là các nhận thức giác quan, gồm 5 thức theo thứ tự: Nhãn thức (thức thứ nhất), Nhĩ thức (Thức thứ hai), Tỵ thức (khứu giác - thứ ba), Thiệt thức (vị giác-thứ tư), Thân thức (xúc giác - thứ năm). - Tầng thứ hai nhận thức chủ thể, được gọi là thức thứ sáu hay ý thức. - Tầng thứ ba cội nguồn và động lực của tất cả các thức nêu trên, được gọi là thứcthứ tám hay A - lại - da thức. Giữa thức thứ sáu và thức thứ tám tồn tại thức trung gianđược gọi là thức thứ bảy hay Mạt na thức. Trong tám thức, Thức thứ tám là căn bản, là khotàng ký ức, là động lực sống,“đà sống”, nó điều khiển hành vi, tâm lý, ý thức con người.Trong Đạo Phật, đặc biệt ở Việt Nam, phép tu thiền quán Duy Thức được thực hành phổbiến, nhất là quán tưởng về bản chất thanh tịnh, viên mãn của A - lại - da. Thực chất củaphép quán thiền này là dùng tâm lý để cải biến tâm lý, qua đó nhận ra bản chất tuyệt đối 85 Phan Văn Trungcủa tâm thức và thực tại. Do vậy, nếu hiểu đúng Thức thứ tám là nắm được chìa khóa đểlĩnh hội nền triết học uyên thâm của Phật giáo Đại thừa và hiểu được cơ sở tâm lí học củathiền - một liệu pháp tâm lí hiệu quả. Để làm rõ vấn đề này, cần so sánh nó với Vô thứctrong Phân Tâm học của S.Freud - Một khái niệm rất phổ biến, tới mức bất kì nhà nghiêncứu tâm lí học nào cũng biết.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sự tương đồng và dị biệt giữa Thức thứ tám trong Duy thức học với Vô thức trong Phân tâm học2.1.1. Về vị trí tầng bậc trong cấu trúc tâm lý con người Duy Thức học chia tâm lý con người thành tám thức. Trong đó năm thức đầu và Ýthức là các thức rất dễ nhận biết, còn Thức thứ bảy và tám thuộc vào loại vi tế, khó biết.Nhưng cả bảy thức (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý thức, mạt na thức) đều có bản chất là phầnbiểu hiện, là phần tác dụng của thức thứ tám.Thức này về bản chất là không hình, khôngtướng, nằm ngoài ý thức phân biệt của con người, nó hoạt động như một dòng nước. Khinhìn vào đó ta thấy nó lưu chuyển liên tục như một dải lụa, nhưng thực chất lại là tập hợpcủa vô số giọt nước nhỏ li ti. Cũng vậy Thức thứ tám tuy không hiện lộ bằng hình sắcnhưng biểu hiện sự tồn tại của mình bằng tác dụng, dưới dạng năng lượng, tiềm tàng. Nóthuộc về tầng vô thức trong tâm lý của con người. Trong Phân tâm học, S.Freud chia quá trình tâm lý con người thành ba bậc: Ý thức,Tiền ý thức, Vô thức. Ý thức là tâm lý nhận biết của con người, còn Vô thức là hiện tượngtâm lý nằm ngoài phạm vi lý trí, do bản năng, thói quen và dục vọng của con người gâyra. Với S.Freud, vô thức mới là căn cứ, quy định của hành vi con người, giống như phầnchìm của tảng băng trôi, quy định sự di chuyển của cả tảng băng, trong đó có phần nổitrên mặt nước. Như vậy, Duy thức học và Phân tâm học đều nghiên cứu về tâm lý con người vàcùng nhấn mạnh tới một động lực tinh thần không nhìn thấy được bằng giác quan thườngnghiệm được gọi là Thức thứ tám hay Vô thức. Cả hai đều ám chỉ một loại cấu trúc tầngsâu trong tâm hồn con người. Nó nằm ngoài ý thức phân biệt của con người. Con ngườikhông nhìn thấy nó nhưng trong thực tế nó vẫn đan ...

Tài liệu được xem nhiều: