Kurt Lewin (một người có ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý học xã hội) đã từng nói "Khôngcó gì hữu ích bằng một học thuyết hay." Và chỉ cần bạn không bao giờ để mất cái nhìn vềthực tế, thì câu nói này khá đúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tương tácPHẦN MỘT: GIỚI THIỆUC. George BoereeNguyễn Hồng TrangSỰ TƯƠNG TÁCKurt Lewin (một người có ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý học xã hội) đã từng nói Khôngcó gì hữu ích bằng một học thuyết hay. Và chỉ cần bạn không bao giờ để mất cái nhìn vềthực tế, thì câu nói này khá đúng.Vấn đề của tâm lý học xã hội (và của tâm lý học nói chung) là không có ai đồng ý dựa trênhọc thuyết cả! Bởi vậy để giúp bạn tổ chức sắp sếp những quan niệm của mình, tôi đã hòahợp các quan niệm vào trong một học thuyết trong-khi-chờ-đợi.Về cơ bản, học thuyết này coi trải nghiệm của con người như một vấn đề của sự tương tácgiữa thế giới và cái tôi. Nói một cách đơn giản nhất, thế giới mang lại cho chúng ta những sựkiện; chúng ta biến những sự kiện này trở nên có ý nghĩa bằng cách giải thích và hành độngdựa trên chúng.Có một số chi tiết hiển nhiên ở đây: các cảm giác (do thế giới cung cấp, tác nhân kích thích),và các hành động (cung cấp cho thế giới, phản ứng lại). Đã có thời gian, các nhà tâm lý họccho rằng như thế là đủ. Nhưng bây giờ chúng ta đã hiểu biết hơn, chúng ta thêm vào hai chitiết nữa, mà tôi gọi những chi tiết này là sự đoán trước và sự thích nghi.Hơi khó để có thể giải thích được sự đoán trước. Chúng ta có một kiến thức nhất định về thếgiới, một mô hình của nó. Mô hình này bao gồm tất cả mọi thứ từ những chi tiết nhỏ,chẳng hạn như bạn đi chiếc giày nào trước, đến những thứ phức tạp, chẳng hạn như bạncảm thấy như thế nào về bản thân và về cuộc sống của mình. Chúng ta sử dụng mô hình nàyđể tiên đoán--trông chờ, sự đoán--điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới hay trong 10 năm sau.Nếu tôi nhắm mắt lại, tôi nghĩ rằng khi tôi mở mắt ra bạn sẽ vẫn còn ở đó, căn phòng vẫn ởnguyên đó... Nếu tất cả biến mất, tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên.Nếu tôi cứ tiếp tục nhắm mắt và tập trung vào việc dự tính, không tập trung vào bạn, và vàothế giới ngoài kia, tôi có thể tưởng tượng ra bạn. Chúng ta có thể hiểu được các hình ảnhvà suy nghĩ như những sự dự đoán tạm thời tách riêng khỏi dòng sự kiện!Chúng ta cũng có thể dự đoán trên cơ sở lâu dài hơn: Chúng ta dự đoán về việc trường đạihọc có thể làm và không làm gì đối với chúng ta, về tình yêu bất tử, về mặt trời mọc...Cũng khó có thể giải thích được sự dự đoán. Đôi khi, chúng ta dự đoán không chính xác. Vídụ, bạn nghĩ rằng bạn nhìn thấy một người bạn đang tiến lại gần mình, bạn chuẩn bị chàobạn của mình nhưng khi bạn giơ tay ra và bắt đầu mở miệng thì bạn lại nhận thấy rằng đókhông phải là bạn của bạn mà là một người hoàn toàn xa lạ. (Nếu có thể, bạn chuyển cái giơtay đó của mình thành hành động ngãi lưng, và việc mở miệng của mình thành hành độngngáp. Nếu đã quá muộn và bạn đã nói chào bạn!, thì chỉ cần giả vờ như bạn biết họ. Điềunày sẽ làm họ ngạc nhiên.)Bất kỳ khi nào bạn mắc lỗi, bạn cần phải tìm hiểu xem, điều gì không ổn, cần phải làm gìvới nó, và làm thế nào để làm cho nó có ý nghĩa. Khi bạn làm những việc này là bạn đang cảithiện khả năng hiểu biết của mình về thế giới và mối quan hệ của bạn với nó; bạn đang cảithiện mô hình của bạn. Đây chính là sự thích nghi. Trong ví dụ của chúng tôi, bạn có thể cómột mô hình của thế giới bao gồm những người, vật rất giống ai, hay cái gì đó, những lỗilầm gây lúng túng, và xu hướng làm tương lai chậm lại một chút trước khi trở nên quá hồ hởivới lời chào của mình. Sự thích nghi là điều cần phải học.Việc thêm vào sự đoán trước và sự thích nghi này là rất quan trọng: Nó có nghĩa rằng nhữngcư xử và trải nghiệm của chúng ta không chỉ là một chức năng của thực tế thông thường.Chúng ta, bản thân chúng ta, kiến thức của chúng ta về thực tế chắn chắn và thực chất là mộtphần của những cư xử và trải nghiệm của chúng ta. Không có cái tôi, thực tế sẽ chẳng có ýnghĩa gì cả.Hãy nhìn vào hình vẽ trên. Một đứa bé còn ẵm ngửa có thể phản ứng với nó bằng cách lấynhững quân cờ bỏ vào miệng. Một đứa trẻ con có thể coi chúng như những người tý hon haynhững ngón tay. Một người lớn không biết chơi cờ có thế nhìn chúng như những mảnhquân cờ trên một cái bàn cờ. Khi được hỏi hai quân cờ ở gần là quân gì, họ có thể trả lờichúng là những quân cờ tháp. Người mới bắt đầu biết chơi cờ sẽ gọi chúng là quân cờ tháp,và có thể nói thêm rằng quân Hậu trắng có thể ăn quân Hậu đen (hoặc ngược lại). Họ nhìncác nước đi của quân cơ, luật chơi. Một người chơi cờ giỏi có thể nói rằng chỉ cần một (hayhai nước nữa) quân đen sẽ bị chiếu hết. Chẳng có câu nào sai cả; chúng đơn giản chỉ là nhữngý nghĩa khác nhau đối với cùng một sự việc mà thôi.Bạn có thể hỏi: Sự việc thực sự ở đây là gì? Nhưng bạn hỏi vậy là có ý gì? Thực sự đốivới ai? Người ta luôn nhìn sự vật và gán cho chúng ý nghĩa. Một nhà khoa học tự nhiên nhìnvào những quân cờ và chú ý đến cấu tạo hóa học của chúng, đó là họ đã gán ý nghĩa mà mìnhcho vào trong sự việc đấy.Tất nhiên, hãy chú ý rằng bàn cờ ở đây là 6x6 chứ không phải là 8x8, không có quân vuađen, điều đó có nghĩa là ván đấu này đã kết thúc, và trên thực tế đây chỉ là ...