Danh mục

Sự tương tác giữa mã của người gửi và mã của người nhận trong tiếp nhận văn học_2

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.59 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể nói, cuộc cách mạng trên lĩnh vực lý luận phê bình văn học diễn ra ở phương Tây, kéo dài gần suốt thế kỉ XX,thực chất là tiến trình chuyển dịch trung tâm chú ý từ tác giả sang văn bản đến người đọc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tương tác giữa mã của người gửi và mã của người nhận trong tiếp nhận văn học_2 Sự tương tác giữa mã của người gửi và mã của ngườinhận trong tiếp nhận văn học Có thể nói, cuộc cách mạng trên lĩnh vực lý luận phê bình văn học diễn ra ở phươngTây, kéo dài gần suốt thế kỉ XX,thực chất là tiến trình chuyển dịch trung tâm chú ý từ tácgiả sang văn bản đến người đọc. Trong quá trình đó, tư duy lý luận văn học đã soi sáng bảnchất của tác phẩm từ nhiều góc nhìn khác nhau, qua đó, ngày càng tiếp cận sâu hơn vào bảnchất của nó. Trên nền tảng những thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện đại và cáckhoa học lân cận như cấu trúc - kí hiệu học, lý thuyết thông tin, triết học Hiện tượng luận...,lý luận văn học từ hiện đại đến hậu hiện đại đã phát hiện ra bản chất đối thoại của tác phẩmvăn học, từ đó khai mở một hướng tiếp cận mới để khám phá bản chất và phương thức tồntại của tác phẩm văn họctrong mối quan hệ với người đọc, với hoạt động tiếp nhận. Từ góc nhìn của lý thuyết thông tin, có thể thấy, bản chất của văn bản văn học là mộthệ thống kí hiệu; bởi vậy, để có tác phẩm văn học, không chỉ cần đến văn bản với đầy đủcác đặc trưng văn học mà còn phụ thuộc vào người đọc - người giải mã kí hiệu văn bảnnữa. Việc nghiên cứu bản chất của tác phẩm trong mối quan hệ với người đọc cũng như sựtương tác giữa lập mãvà giải mã sẽ làm sáng tỏ thêm những vấn đề quan trọng trong bảnchất và phương thức tồn tại của tác phẩm mà lý luận từ phía sáng tác không giải thích được,giúp soi sáng những yếu tố gây nên tính khả biến của tác phẩm trong tiếp nhận văn học. Trong giới hạn của bài biết này, chúng tôi sẽ nghiên cứu bản chất của tiếp nhận vănhọc trong mối quan hệ tương tác, đối thoại giữa mã của người gửi với mã của người nhận.Trong sự tương tác này, văn bản là sự mã hoá thông tin thẩm mỹ của nhà văn; đến lượtmình, người đọc thực hiện một qui trình ngược lại: giải mã văn bản để tiếp nhận thông điệpthẩm mỹ. Theo lẽ thông thường, sự hiểu nhau là mục đích cuối cùng và là cứu cánh của mọihình thức thông tin - giao tiếp. Theo đó, một hành vi giao tiếp chỉ có thể đạt được hiệu quảtối ưu khi thông tin thu được từ người nhận trùng khớp với thông tin phát đi từ ngườigửi. Bởi vậy, trong các hành vi thông tin - giao tiếp thông thường, người gửi tin và ngườinhận tin phải cùng chung một bộ mã, tức sự giao tiếp chỉ có thể diễn ra khi người phát tinvà người nhận tin cùng ở trong một “kênh” giao tiếp, trong một hoàn cảnh cụ thể, với một“vốn chung” về lịch sử, xã hội… Trái lại, khám phá tính chất kí hiệu của văn bản văn học,các nhà kí hiệu học đều không phủ nhận rằng, “trong quá trình truyền thông tin, trên thực tếkhông phải là một, mà là hai bộ mã được sử dụng: một bộ là để mã hoá, và bộ kia - để giảimã thông báo”(1). Bởi vậy, nghiên cứu sự tương tác giữa mã của người gửi với mã củangười nhận, cũng như tính chất và mức độ tương thích giữa hai bộ mã này sẽ giúp soi sángbản chất và phương thức tồn tại của tác phẩm văn học trong tiếp nhận. Một khi người gửi và người nhận không cùng chung một bộ mã thì các tình huốngsau đây có thể xẩy ra: 1. Trường hợp không có sự tương thích giữa mã của người gửi với mã của ngườinhận. Đó là khi hai bộ mã bị “lệch pha”, tức không cùng một “kênh” giao tiếp. Thực tế chothấy, tình huống này dù không tất yếu và phổ biến, nhưng cũng không hiếm khi đã từng xẩyra trong tiếp nhận văn học, mà nguyên nhân có thể do từ cả hai phía, người giải mã, hoặcngười lập mã. a) Khi người giải mã dùng một bộ mã khác lạ, ngoài dự kiến của người lập mã đểgiải mã văn bản, khi đó ý nghĩa mà người đọc phát hiện ra sẽ đối lập với nghĩa chủ ý củatác giả. Lý thuyết tiếp nhận gọi đó là hiện tượng “phản tiếp nhận”. Theo nhà nghiên cứuTrần Đình Sử, đặc trưng của “phản tiếp nhận” là “tìm thấy tư tưởng của tác phẩm ngượcchiều với khuynh hướng tư tưởng của tác giả, cắt nghĩa ngược lại với khuynh hướng tácgiả”. Ví dụ: nhà văn Lỗ Tấn khi tiếp nhận tác phẩm Nhị thập tứ hiếu đã nhận ra tính chấtphản nhân văn ngay trong một tác phẩm mà mục đích của người viết là giáo dục đạo hiếuđối với cha mẹ theo lối phong kiến(2). Trong lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều, hiện tượng phảntiếp nhận cũng từng diễn ra ở thời phong kiến, khi xu thế tiếp nhận phổ biến đều ca ngợitrinh tiết, phẩm hạnh và tấm lòng hiếu nghĩa của Kiều thì Nguyễn Công Trứ lại mạt sát, kếttội Kiều là kẻ mượn danh chữ hiếu để làm điều tà dâm. Cách hiểu này hiển nhiên là nằmngoài mong muốn của Nguyễn Du, khi có nhiều bằng chứng cho thấy ông đã dành nhữngtình cảm trân trọng cho nàng Kiều. Như vậy, phản tiếp nhận không chỉ là hiện tượng tiếp nhận ngược lại với chủ ý củatác giả, mà còn là sự tiếp nhận đi ngược lại với sự cắt nghĩa đã trở thành truyền thống phổbiến ở những người đi trước. Trong đời sống văn học của chúng ta những năm gần đây,hiện tượng này cũng xẩy ra ngay với những tác phẩm quen thuộc được giảng dạy trong nhàtrường. Nhà nghiên cứu Pha ...

Tài liệu được xem nhiều: