Sự vận động trong tư tưởng nghệ thuật Nguyễn Du qua những bài thơ tự thuật_1
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 206.40 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nguyễn Du được xếp vào hàng những cây bút lớn nhất của văn học Việt Nam trung đại. Tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy với thời lượng đáng kể ở cả Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự vận động trong tư tưởng nghệ thuật Nguyễn Du qua những bài thơ tự thuật_1Sự vận động trong tư tưởngnghệ thuật Nguyễn Du qua những bài thơ tự thuật Nguyễn Du được xếp vào hàng những cây bút lớn nhất của văn họcViệt Nam trung đại. Tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy với thờilượng đáng kể ở cả Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Cùng vớikiệt tác Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du còn để lại ba tập thơ chữHán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Các thitập này không chỉ góp phần làm nên diện mạo thơ ca trung đại mà còn lànguồn tư liệu giúp chúng ta tìm hiểu thế giới nội tâm của chính tác giả. Vìvậy, tìm hiểu sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng đốivới việc nghiên cứu và giảng dạy tác gia này. Có thể nói, Nguyễn Du sáng tác thơ chữ Hán trước hết là để gửi gắmnỗi niềm riêng. Cho nên, số lượng bài thơ, câu thơ có tính chất tự thuậttrong các thi tập của Nguyễn Du rất lớn. Chúng vượt xa một số tác giảcùng thời: 107 bài (chiếm đến 43%)- trong khi Đoàn Nguyễn Tuấn, NgôNhân Tĩnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Thì Nhậm... chỉ có từ 7đến 25 bài (trên dưới 10% tác phẩm). Bộc lộ tâm trạng đã trở thành mộtyếu tố đặc trưng cho thơ chữ Hán Nguyễn Du. Những vần thơ tự thuậtkhông chỉ phản ánh cách Nguyễn Du hình dung về bản thân mình mà còncho thấy quá trình vận động trong tư tưởng nghệ thuật của một nghệ sĩlớn. Quá trình này tương ứng với những biến động trên đường đời củatác giả. Đây cũng là một qui luật của thơ ca thời trung đại. Chỉ có điều vớiNguyễn Du, sự biến đổi ấy không phụ thuộc vào những thăng trầm trênđường hoạn lộ mà chủ yếu bắt nguồn từ những trải nghiệm nhân sinh. 1. Thanh Hiên thi tập và những bi kịch cá nhân Đây là tập thơ được sáng tác trong những năm tháng bi thương nhấtcủa cuộc đời tác giả: Nơi non Hồng không còn nhà, anh em tan tác/ Cảhùng tâm lẫn sinh kế đều mờ mịt/ Đường dài, trời chiều, bạn mới ít... Nhucầu tự bộc lộ mãnh liệt nên số lượng thơ tự thuật xuất hiện rất nhiều: 59lần (76%). Thanh Hiên thi tập chủ yếu mang tính hướng nội và chất chứabuồn thương, u uất. Tâm trạng cô đơn, bế tắc được phản chiếu rất rõ nétqua hệ thống hình ảnh mà chúng tôi đã thống kê: 77 lần tả trạng thái côđộc, lẻ loi thì riêng tập thơ này đã chiếm 37 lần (48%); 45 lần tả mái đầubạc thì ở đây là 23 lần (51%); 24 lần xuất hiện hình ảnh cùng đồ, tắc đồ thìở đây là 15 lần (63%); 44 lần nói nỗi đau sống thừa thì Thanh Hiên thitập đã chiếm đến 29 lần (66%). Hiện tượng ấy chứng tỏ cơn dâu bể củathời đại đã làm đổ vỡ mọi ước mơ, hi vọng, tước đoạt tất cả những điểmtựa tinh thần... khiến Nguyễn Du không thể không bàng hoàng, đau đớn.Vì những biến cố lịch sử dữ dội, nhà thơ luôn phải đối diện với những bikịch cá nhân: gia đình tan tác, anh em chia lìa, tiền đồ bản thân mù mịt...Những mất mát, đổ vỡ liên tiếp, dồn dập ấy dội vào cuộc đời ông, làm nảysinh trong tâm hồn bao nỗi buồn thương. Hiện lên trong các bài thơ tựthuật là hình ảnh một con người cô độc, mệt mỏi, u sầu. Nhà thơ nhưkhông dám tin tưởng vào điều gì ở phía trước, không tìm được cho mìnhchút hy vọng và niềm vui sống... Nhưng qua nỗi đau riêng của một tâmhồn lớn, ta vẫn thấy được nỗi đau chung của con người trong thời đạiNguyễn Du. Trái tim người nghệ sĩ ấy không chỉ tủi buồn cho thân phậncủa mình mà còn đau đớn trước những đổ vỡ, tan hoang của quê hương,đất nước: Thập tải trần ai ám ngọc trừ, Bách niên thành phủ bán hoang khư. Yêu ma trùng điểu cao phi tận, Trỉ uế càn khôn huyết chiến dư. Tang tử binh tiền thiên lí lệ... (Bát muộn) (Bụi trần mười năm che tối thềm ngọc, Thành phủ trăm năm một nửa thành gò hoang. Những côn trùng, chim chóc nhỏ bé đều bay đi hết, Đất trời nhơ nhớp sau cuộc huyết chiến. Giọt lệ nơi nghìn dặm khóc cho cuộc binh đao ở quê hương)(1). Nguyễn Du chán chường, thất vọng đâu chỉ vì sự dở dang của cuộcđời ông mà còn vì bao ngang trái, bất công của một xã hội đang thời hỗnloạn: Bốn bể gió bụi, lệ rơi vì tình nhà nợ nước (My trung mạn hứng),Đêm tối sói hổ kiêu ngạo/ Trăng sáng chim hồng chim nhạn tản tác (BiệtNguyễn Đại Lang)... Ông bàng hoàng, tiếc nuối không chỉ vì sự đổ vỡ củagia đình, của dòng họ mà còn vì cảnh thương hải tang điền của cuộc đời: Nhất tự y thường vô mịch xứ, Lưỡng đề yên thảo bất thăng bi. Bách niên đa thiểu thương tâm sự, Cận nhật Trường An đại dĩ phi. (Giang đình hữu cảm) (Từ khi áo xiêm không còn tìm đâu thấy, Khói trên ngọn cỏ hai bờ sông khiến lòng khôn xiết bi thương. Trăm năm của cuộc đời biết bao việc thương tâm, Ngày gần đây Tràng An đã khác xưa nhiều). Như vậy, bao trùm Thanh Hiên thi tập là nỗi đau buồn của một conngười bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời dâu bể. Tâm hồn Nguyễn Du chìmtrong những bàng hoàng, day dứt, sầu muộn mênh mông. Song chínhniềm thương thân ấ y đã khơi nguồn cho sự cảm nhận sâu sắc của nhàthơ về những mất mát, khổ đau của con người trong thời đại mình. 2. Nam trung tạp ngâm và nỗi thất vọng về chốn quan trường So với Thanh Hiên thi tập, thơ tự thuật ở Nam trung tạp ngâm tuy cógiảm song vẫn chiếm số lượng khá lớn: 26 lần trên tổng số 40 bài thơ,chiếm 65% (ở Thanh Hiên thi tập là 59 bài chiếm 76%). Giờ đây, nhà thơkhông còn chìm trong bế tắc, tuyệt vọng như trước. Song tác giả cũngchưa từng có được sự thanh thản khi bước chân vào chốn quan trường.Có đến 20 lần ông bày tỏ ước nguyện qui dư, qui cố hương (trên 45 lầncủa cả ba tập thơ chiếm 44%). Điều đó chứng tỏ Nguyễn Du luôn cảm thấyday dứt, ân hận, luôn bị giằng xé trong nhiều mâu thuẫn nội tâm. Dườngnhư ông thấy mình đã chọn lầm đường- con đường mà càng dấn thânvào, con người càng mất dần đi thiên tính tốt đẹp: Chiếc áo xanh đi khắpđường bụi hồng/ Con vượn, con ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự vận động trong tư tưởng nghệ thuật Nguyễn Du qua những bài thơ tự thuật_1Sự vận động trong tư tưởngnghệ thuật Nguyễn Du qua những bài thơ tự thuật Nguyễn Du được xếp vào hàng những cây bút lớn nhất của văn họcViệt Nam trung đại. Tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy với thờilượng đáng kể ở cả Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Cùng vớikiệt tác Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du còn để lại ba tập thơ chữHán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Các thitập này không chỉ góp phần làm nên diện mạo thơ ca trung đại mà còn lànguồn tư liệu giúp chúng ta tìm hiểu thế giới nội tâm của chính tác giả. Vìvậy, tìm hiểu sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng đốivới việc nghiên cứu và giảng dạy tác gia này. Có thể nói, Nguyễn Du sáng tác thơ chữ Hán trước hết là để gửi gắmnỗi niềm riêng. Cho nên, số lượng bài thơ, câu thơ có tính chất tự thuậttrong các thi tập của Nguyễn Du rất lớn. Chúng vượt xa một số tác giảcùng thời: 107 bài (chiếm đến 43%)- trong khi Đoàn Nguyễn Tuấn, NgôNhân Tĩnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Thì Nhậm... chỉ có từ 7đến 25 bài (trên dưới 10% tác phẩm). Bộc lộ tâm trạng đã trở thành mộtyếu tố đặc trưng cho thơ chữ Hán Nguyễn Du. Những vần thơ tự thuậtkhông chỉ phản ánh cách Nguyễn Du hình dung về bản thân mình mà còncho thấy quá trình vận động trong tư tưởng nghệ thuật của một nghệ sĩlớn. Quá trình này tương ứng với những biến động trên đường đời củatác giả. Đây cũng là một qui luật của thơ ca thời trung đại. Chỉ có điều vớiNguyễn Du, sự biến đổi ấy không phụ thuộc vào những thăng trầm trênđường hoạn lộ mà chủ yếu bắt nguồn từ những trải nghiệm nhân sinh. 1. Thanh Hiên thi tập và những bi kịch cá nhân Đây là tập thơ được sáng tác trong những năm tháng bi thương nhấtcủa cuộc đời tác giả: Nơi non Hồng không còn nhà, anh em tan tác/ Cảhùng tâm lẫn sinh kế đều mờ mịt/ Đường dài, trời chiều, bạn mới ít... Nhucầu tự bộc lộ mãnh liệt nên số lượng thơ tự thuật xuất hiện rất nhiều: 59lần (76%). Thanh Hiên thi tập chủ yếu mang tính hướng nội và chất chứabuồn thương, u uất. Tâm trạng cô đơn, bế tắc được phản chiếu rất rõ nétqua hệ thống hình ảnh mà chúng tôi đã thống kê: 77 lần tả trạng thái côđộc, lẻ loi thì riêng tập thơ này đã chiếm 37 lần (48%); 45 lần tả mái đầubạc thì ở đây là 23 lần (51%); 24 lần xuất hiện hình ảnh cùng đồ, tắc đồ thìở đây là 15 lần (63%); 44 lần nói nỗi đau sống thừa thì Thanh Hiên thitập đã chiếm đến 29 lần (66%). Hiện tượng ấy chứng tỏ cơn dâu bể củathời đại đã làm đổ vỡ mọi ước mơ, hi vọng, tước đoạt tất cả những điểmtựa tinh thần... khiến Nguyễn Du không thể không bàng hoàng, đau đớn.Vì những biến cố lịch sử dữ dội, nhà thơ luôn phải đối diện với những bikịch cá nhân: gia đình tan tác, anh em chia lìa, tiền đồ bản thân mù mịt...Những mất mát, đổ vỡ liên tiếp, dồn dập ấy dội vào cuộc đời ông, làm nảysinh trong tâm hồn bao nỗi buồn thương. Hiện lên trong các bài thơ tựthuật là hình ảnh một con người cô độc, mệt mỏi, u sầu. Nhà thơ nhưkhông dám tin tưởng vào điều gì ở phía trước, không tìm được cho mìnhchút hy vọng và niềm vui sống... Nhưng qua nỗi đau riêng của một tâmhồn lớn, ta vẫn thấy được nỗi đau chung của con người trong thời đạiNguyễn Du. Trái tim người nghệ sĩ ấy không chỉ tủi buồn cho thân phậncủa mình mà còn đau đớn trước những đổ vỡ, tan hoang của quê hương,đất nước: Thập tải trần ai ám ngọc trừ, Bách niên thành phủ bán hoang khư. Yêu ma trùng điểu cao phi tận, Trỉ uế càn khôn huyết chiến dư. Tang tử binh tiền thiên lí lệ... (Bát muộn) (Bụi trần mười năm che tối thềm ngọc, Thành phủ trăm năm một nửa thành gò hoang. Những côn trùng, chim chóc nhỏ bé đều bay đi hết, Đất trời nhơ nhớp sau cuộc huyết chiến. Giọt lệ nơi nghìn dặm khóc cho cuộc binh đao ở quê hương)(1). Nguyễn Du chán chường, thất vọng đâu chỉ vì sự dở dang của cuộcđời ông mà còn vì bao ngang trái, bất công của một xã hội đang thời hỗnloạn: Bốn bể gió bụi, lệ rơi vì tình nhà nợ nước (My trung mạn hứng),Đêm tối sói hổ kiêu ngạo/ Trăng sáng chim hồng chim nhạn tản tác (BiệtNguyễn Đại Lang)... Ông bàng hoàng, tiếc nuối không chỉ vì sự đổ vỡ củagia đình, của dòng họ mà còn vì cảnh thương hải tang điền của cuộc đời: Nhất tự y thường vô mịch xứ, Lưỡng đề yên thảo bất thăng bi. Bách niên đa thiểu thương tâm sự, Cận nhật Trường An đại dĩ phi. (Giang đình hữu cảm) (Từ khi áo xiêm không còn tìm đâu thấy, Khói trên ngọn cỏ hai bờ sông khiến lòng khôn xiết bi thương. Trăm năm của cuộc đời biết bao việc thương tâm, Ngày gần đây Tràng An đã khác xưa nhiều). Như vậy, bao trùm Thanh Hiên thi tập là nỗi đau buồn của một conngười bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời dâu bể. Tâm hồn Nguyễn Du chìmtrong những bàng hoàng, day dứt, sầu muộn mênh mông. Song chínhniềm thương thân ấ y đã khơi nguồn cho sự cảm nhận sâu sắc của nhàthơ về những mất mát, khổ đau của con người trong thời đại mình. 2. Nam trung tạp ngâm và nỗi thất vọng về chốn quan trường So với Thanh Hiên thi tập, thơ tự thuật ở Nam trung tạp ngâm tuy cógiảm song vẫn chiếm số lượng khá lớn: 26 lần trên tổng số 40 bài thơ,chiếm 65% (ở Thanh Hiên thi tập là 59 bài chiếm 76%). Giờ đây, nhà thơkhông còn chìm trong bế tắc, tuyệt vọng như trước. Song tác giả cũngchưa từng có được sự thanh thản khi bước chân vào chốn quan trường.Có đến 20 lần ông bày tỏ ước nguyện qui dư, qui cố hương (trên 45 lầncủa cả ba tập thơ chiếm 44%). Điều đó chứng tỏ Nguyễn Du luôn cảm thấyday dứt, ân hận, luôn bị giằng xé trong nhiều mâu thuẫn nội tâm. Dườngnhư ông thấy mình đã chọn lầm đường- con đường mà càng dấn thânvào, con người càng mất dần đi thiên tính tốt đẹp: Chiếc áo xanh đi khắpđường bụi hồng/ Con vượn, con ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcTài liệu liên quan:
-
9 trang 3405 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 790 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 751 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 721 0 0 -
6 trang 612 0 0
-
2 trang 460 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 399 0 0 -
4 trang 378 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 319 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 246 0 0