Sửa đổi các quy định pháp luật về thuế đáp ứng yêu cầu cải cách, hội nhập
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.36 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc sửa đổi các quy định pháp luật về thuế được đánh giá là tiếp tục tạo bước tiến mới trong cải cách, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập. Bài viết phân tích những nội dung mới được sửa đổi tại các Luật trên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sửa đổi các quy định pháp luật về thuế đáp ứng yêu cầu cải cách, hội nhập PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH SỬA ĐỔI CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH, HỘI NHẬP ThS. NGUYỄN VĂN PHỤNG - Vụ trưởng Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế. Việc sửa đổi các quy định pháp luật về thuế được đánh giá là tiếp tục tạo bước tiến mới trong cải cách, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập. Bài viết phân tích những nội dung mới được sửa đổi tại các Luật trên. Sửa đổi, bổ sung Luật thuế Giá trị gia tăng Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, Luật sửa đổi, bổ sung thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đã thể hiện thông điệp chính sách đổi mới, cải cách phù hợp với yêu cầu thực tiễn và hội nhập. Cụ thể các nội dung sửa đổi: Thứ nhất, thực hiện nguyên tắc, đối xử bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho quá trình luân chuyển những mặt hàng này trong các khâu kinh doanh tiếp theo trên thị trường nội địa, quy định tại Khoản 1, Điều 5 Luật thuế GTGT nay được sửa đổi theo hướng: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và các mặt hàng này ở khâu nhập khẩu thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tại khâu kinh doanh tiếp theo, các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã có mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường để bán cho DN, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nhưng được khấu trừ GTGT đầu vào. Với quy định mới này, các DN, hợp tác xã kinh doanh hàng nông sản trong thị trường nội địa sẽ vừa tiết kiệm được chi phí tài chính do không phải bỏ tiền nộp thuế trước đối với hàng nông sản, vừa được khấu trừ thuế đầu vào các chi phí lưu thông bảo đảm, góp phần làm tăng giá trị của hàng hoá nông sản. Thứ hai, mở rộng diện và quy định rõ hơn nội dung tại Khoản 9, Điều 5 Luật thuế GTGT, theo đó không áp thuế GTGT đối với các hoạt động dịch vụ mang tính bảo trợ, an sinh xã hội, như: y tế, thú y, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật. Thứ ba, quy định cụ thể, rõ ràng tiêu chí trong phân loại tài nguyên nhằm thể hiện rõ hơn nguyên tắc không khuyến khích xuất khẩu tài nguyên dạng thô, khoáng sản chưa qua chế biến, hoặc có giá trị chế biến thấp. Luật quy định: không áp dụng thuế suất 0% và không thực hiện khấu trừ thuế đầu vào đối với: “Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.”. Nội dung này được quy định tại Khoản 23, Điều 5 và Khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT. Cũng tại Điều này quy định, các trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài nhưng không được áp dụng thuế suất 0% gồm: Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn ra nước ngoài, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu tài nguyên khoáng sản nêu trên. Không thực hiện hoàn thuế GTGT đối với sản xuất kinh doanh khâu nội địa nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường biện pháp quản lý, giảm bớt 31 PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH hàng tồn kho, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá. Đồng thời, xoá bỏ tình trạng khó khăn lâu nay là: trong một doanh nghiệp có tháng thì được hoàn thuế, nhưng có tháng phải nộp thuế; nhiều khi số thuế đề nghị hoàn đang bị khoanh lại nhưng doanh nghiệp phải bỏ tiền nộp thuế ngay. Thứ tư, về hoàn thuế GTGT tại Điều 13 Luật thuế GTGT có 03 nội dung mới được sửa đổi, bổ sung như sau: - Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo (thay cho quy định hiện nay là được hoàn thuế nếu DN có số thuế GTGT đầu vào luỹ kế 12 tháng chưa được khấu trừ hết). Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế theo tháng, quý. Tuy nhiên, việc hoàn thuế sẽ không áp dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu mà không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan. - Trường hợp cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mới, có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào đang sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, sẽ không được hoàn số thuế GTGT chưa được khấu trừ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sửa đổi các quy định pháp luật về thuế đáp ứng yêu cầu cải cách, hội nhập PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH SỬA ĐỔI CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH, HỘI NHẬP ThS. NGUYỄN VĂN PHỤNG - Vụ trưởng Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế. Việc sửa đổi các quy định pháp luật về thuế được đánh giá là tiếp tục tạo bước tiến mới trong cải cách, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập. Bài viết phân tích những nội dung mới được sửa đổi tại các Luật trên. Sửa đổi, bổ sung Luật thuế Giá trị gia tăng Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, Luật sửa đổi, bổ sung thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đã thể hiện thông điệp chính sách đổi mới, cải cách phù hợp với yêu cầu thực tiễn và hội nhập. Cụ thể các nội dung sửa đổi: Thứ nhất, thực hiện nguyên tắc, đối xử bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho quá trình luân chuyển những mặt hàng này trong các khâu kinh doanh tiếp theo trên thị trường nội địa, quy định tại Khoản 1, Điều 5 Luật thuế GTGT nay được sửa đổi theo hướng: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và các mặt hàng này ở khâu nhập khẩu thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tại khâu kinh doanh tiếp theo, các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã có mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường để bán cho DN, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nhưng được khấu trừ GTGT đầu vào. Với quy định mới này, các DN, hợp tác xã kinh doanh hàng nông sản trong thị trường nội địa sẽ vừa tiết kiệm được chi phí tài chính do không phải bỏ tiền nộp thuế trước đối với hàng nông sản, vừa được khấu trừ thuế đầu vào các chi phí lưu thông bảo đảm, góp phần làm tăng giá trị của hàng hoá nông sản. Thứ hai, mở rộng diện và quy định rõ hơn nội dung tại Khoản 9, Điều 5 Luật thuế GTGT, theo đó không áp thuế GTGT đối với các hoạt động dịch vụ mang tính bảo trợ, an sinh xã hội, như: y tế, thú y, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật. Thứ ba, quy định cụ thể, rõ ràng tiêu chí trong phân loại tài nguyên nhằm thể hiện rõ hơn nguyên tắc không khuyến khích xuất khẩu tài nguyên dạng thô, khoáng sản chưa qua chế biến, hoặc có giá trị chế biến thấp. Luật quy định: không áp dụng thuế suất 0% và không thực hiện khấu trừ thuế đầu vào đối với: “Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.”. Nội dung này được quy định tại Khoản 23, Điều 5 và Khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT. Cũng tại Điều này quy định, các trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài nhưng không được áp dụng thuế suất 0% gồm: Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn ra nước ngoài, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu tài nguyên khoáng sản nêu trên. Không thực hiện hoàn thuế GTGT đối với sản xuất kinh doanh khâu nội địa nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường biện pháp quản lý, giảm bớt 31 PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH hàng tồn kho, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá. Đồng thời, xoá bỏ tình trạng khó khăn lâu nay là: trong một doanh nghiệp có tháng thì được hoàn thuế, nhưng có tháng phải nộp thuế; nhiều khi số thuế đề nghị hoàn đang bị khoanh lại nhưng doanh nghiệp phải bỏ tiền nộp thuế ngay. Thứ tư, về hoàn thuế GTGT tại Điều 13 Luật thuế GTGT có 03 nội dung mới được sửa đổi, bổ sung như sau: - Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo (thay cho quy định hiện nay là được hoàn thuế nếu DN có số thuế GTGT đầu vào luỹ kế 12 tháng chưa được khấu trừ hết). Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế theo tháng, quý. Tuy nhiên, việc hoàn thuế sẽ không áp dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu mà không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan. - Trường hợp cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mới, có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào đang sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, sẽ không được hoàn số thuế GTGT chưa được khấu trừ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật thuế Giá trị gia tăng Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt Luật Quản lý thuế Pháp luật thuế Quản lý nhà nước Thuế Giá trị gia tăngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 411 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 388 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 311 0 0 -
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 286 0 0 -
4 trang 280 0 0
-
3 trang 279 12 0
-
2 trang 279 0 0
-
3 trang 276 6 0
-
197 trang 275 0 0
-
17 trang 257 0 0