Thông tin tài liệu:
Sức khỏe và hạnh phúc tuổi già: Tài chính vẫn có vai trò quan trọng Tác động của của cải và sự thuộc về tầng lớp xã hội nào đó đối với cảm nhận hạnh phúc của người già lớn hơn người ta thường nghĩ. Nghiên cứu mới của Hội đồng Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội phát hiện ra sự khác biệt đáng kể thực sự giữa sức khỏe và hạnh phúc của người già ở các nhóm xã hội khác nhau. (Tạp chí Khoa học hàng ngày ở Mỹ ngày 5/5/2009)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sức khỏe và hạnh phúc tuổi già: Tài chính vẫn có vai trò quan trọng
Sức khỏe và hạnh phúc
tuổi già: Tài chính vẫn
có vai trò quan trọng
Sức khỏe và hạnh phúc tuổi già: Tài chính vẫn có vai trò quan trọng
Tác động của của cải và sự thuộc về tầng lớp xã hội nào đó đối với cảm
nhận hạnh phúc của người già lớn hơn người ta thường nghĩ. Nghiên cứu
mới của Hội đồng Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội phát hiện ra sự khác biệt
đáng kể thực sự giữa sức khỏe và hạnh phúc của người già ở các nhóm xã
hội khác nhau. (Tạp chí Khoa học hàng ngày ở Mỹ ngày 5/5/2009)
Nghiên cứu được tiến hành bởi GS. Professor James Nazroo, Khoa Xã hội
học, Trường Đại học Manchester cùng với các đồng nghiệp ở UCL và Viện
Nghiên cứu Tài chính cho biết: Về trung bình, những người thuộc nhóm
kinh tế - xã hội thấp hơn chết sớm hơn những người cùng lứa tuổi nhưng
giàu có hơn. Những người ở các tầng lớp kinh tế - xã hội thấp hơn và những
người có ít của cải và ít được giáo dục hơn có nhiều khả năng mắc các
chứng bệnh mà họ tự kể ra hơn như trầm cảm, và kéo dài như cao huyết áp,
đái tháo đường và béo phì.
Những bất bình đẳng trong sức khỏe và tuổi thọ trung bình phát sinh từ
những bất bình đẳng kinh tế xã hội kéo dài đến lứa tuổi già nhất, mặc dù
chúng phổ biến hơn ở những người độ tuổi 50 đến 60. Nghỉ hưu sớm nhìn
chung tốt cho sức khỏe và hạnh phúc của con người trừ khi người ta bị buộc
phải làm thế (luôn luôn là do sự dư thừa lao động hoặc sức khỏe yếu).
Những người bị buộc phải nghỉ hưu sớm nhìn chung có sức khỏe tinh thần
kém hơn những người nghỉ hưu theo lộ trình, những người này lại có sức
khỏe tinh thần kém hơn những người tự nguyện nghỉ hưu sớm.
Những người già tham gia vào các hoạt động không liên quan tới công việc,
như là tình nguyện hoặc chăm sóc người khác, có sức khỏe tinh thần tốt hơn
và hạnh phúc hơn, nhưng chỉ khi họ cảm thấy những đóng góp của họ được
trân trọng và ghi nhận.
“Những phát hiện này cho tất cả chúng ta những gợi ý quan trọng”, GS
Nazroo dẫn đầu nhóm nghiên cứu nói. “Tuổi thọ trung bình tăng lên làm gia
tăng những thách thức lớn cho chính sách công cộng. Trong số đó có sự cần
thiết phải ứng phó với sự bất bình đẳng về vị trí kinh tế và tuổi thọ trung
bình của người già. Thêm vào đó, mặc dù có một thực tế là tất cả chúng ta
đang sống lâu hơn, nhưng nhiều người hiện nay đã ngừng làm việc trước
tuổi nghỉ hưu quy định và một bộ phận lớn những người này vẫn có khả
năng cung cấp đầu vào tích cực cho xã hội, nền kinh tế và bản thân chất
lượng cuộc sống của chính họ. Những phát hiện của chúng tôi sẽ giúp chúng
ta hiểu được xã hội có thể giúp con người nhận ra tiềm năng này như thế
nào”.