Sushi và sashimi: Linh hồn của ẩm thực Nhật
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 734.87 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Không theo kiểu thể hiện hoành tráng về số lượng như ẩm thực Trung Hoa, hương vị không quá nồng đậm như món ăn của Ấn Độ, những món ăn mang phong cách Nhật Bản được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn sẽ để lại cảm giác thanh tao, nhẹ nhàng khi thực khách dùng xong bữa.Nếu như chúng ta công nhận với nhau rằng các món hải sản tươi sống là đặc điểm lớn nhất của ẩm thực Nhật, thì sushi và sashimi là 2 đại diện tiêu biểu nhất của đặc điểm ấy.Thực khách phương Tây, trong quá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sushi và sashimi: Linh hồn của ẩm thực NhậtSushi và sashimi: Linh hồn của ẩm thực NhậtKhông theo kiểu thể hiện hoành tráng về số lượng như ẩm thực Trung Hoa, hươngvị không quá nồng đậm như món ăn của Ấn Độ, những món ăn mang phong cáchNhật Bản được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn sẽ để lại cảm giác thanh tao, nhẹnhàng khi thực khách dùng xong bữa.Nếu như chúng ta công nhận với nhau rằng các món hải sản tươi sống là đặc điểmlớn nhất của ẩm thực Nhật, thì sushi và sashimi là 2 đại diện tiêu biểu nhất của đặcđiểm ấy.Thực khách phương Tây, trong quá trình lạ lẫm tìm hiểu các món ăn phương Đông,đã nhầm tưởng rằng sushi và sashimi giống nhau.Trên thực tế, có một sự khác nhau cơ bản giữa 2 món ăn này. Sashimi là món ănbao gồm các miếng hải sản tươi sống ăn kèm với củ cải bào và lá tía tô, trong khiđó sushi là món cơm trộn giấm mà bên trong hoặc trên bề mặt mỗi miếng cơm cóhải sản tươi sống, hoặc hải sản đã được nấu chín (nướng, hấp…) hay một số loạirau củ.SashimiSashimi thường được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5cm, chiềudài 4cm và dày chừng 0,5cm, nhưng kích cỡ có thể khác nhau tùy vào loại nguyênliệu và người đầu bếp, ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loạigia vị như wasabi, gừng, lá tía tô và củ cải trắng thái chỉ.Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: Cá hồi, cángừ, cá thu, cá saba, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Sashimi thường là món đầutiên trong bữa ăn vì người Nhật cho rằng sashimi phải được ăn trước để tránh cácmón có mùi nặng làm ảnh hưởng đến khẩu vị.Trong ẩm thực, sashimi được xem là nét văn hóa Nhật đề cao sự tinh tế. Cảm giáctinh khiết có thể biến đổi từ cá hồi (loài cá không phải là truyền thống của Nhật),tôm, cá ngừ đến cá mực, bạch tuộc, mỗi loại lại mang một vị ngọt hoặc cảm giácmềm, dai, giòn, béo riêng.Cảm giác đầu tiên của món này là vị cay xộc đến mũi đánh thức các giác quan. Sauđó là vị mặn vừa của nước tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, béo mà thanh củacá sống. Chúng như tan đi trong miệng, trôi tuột xuống bao tử lúc nào mà chúng takhông biết.Tại nhà hàng Asahi Sushi và Asahi Hot Pot hiện nay có khoảng 30 - 40 loạisashimi, ngon nhất có thể kể đến: sashimi cá hồi, sashimi cá đuôi vàng, sashimi sòđiệp, sashimi bạch tuộc…SushiNếu như sashimi là món ăn được dọn ra gần như đầu tiên để đánh thức các giácquan, thì sushi là món ăn “để cho no bụng” của người Nhật. Nhưng nói như thếkhông có nghĩa là sushi không tinh tế. Trái lại, chỉ riêng những kiến thức về cácloại sushi, cách làm và cách thưởng thức sushi cũng đủ làm nên một môn nghệthuật - nghệ thuật của sự phối hợp màu sắc và hương vị.Khi người đầu bếp đặt trước mặt bạn một khay sushi, bạn sẽ không thể ngăn mìnhkhỏi cảm giác sững sờ như đứng trước một bức tranh đẹp. Hãy nhìn ngắm sự kỳdiệu của những gam màu: màu cam lóng lánh của trứng cá hồi, màu trắng của cơmtrộn giấm, màu hồng phớt của tôm, màu xanh của rau củ, màu đen thẫm của lớprong biển bọc ngoài… Bạn thậm chí sẽ ngần ngừ không muốn ăn, vì sợ phá hỏngmột tác phẩm nghệ thuật đẹp nhường ấy. Nhưng hãy mạnh dạn, dùng những ngóntay của mình cầm miếng sushi đưa lên miệng, bạn sẽ thấy vẻ đẹp chỉ là sự khởiđầu.Tại nhà hàng Asahi Sushi và Asahi Hot Pot, bạn có thể tìm thấy đủ 6 loại sushi cơbản của người Nhật. Đó là:- Nigirizushi (sushi nắm, cơm trộn giấm được đắp lên bằng một một miếng hải sản,phía trên có thể có một chút gừng xay nhuyễn hoặc vài hạt hành xanh thái nhỏ),- Chirashizushi (một tô bới đầy cơm với các loại thịt cá, rong biển... được chất đầytrên mặt),- Makimono (sushi cuộn, thức ăn nằm giữa phần cơm, cuộn tròn dài trong một lớprong biển, sau đó được cắt thành từng khoanh tròn nhỏ),- Gunkan (phần cơm được bao quanh bởi lá rong biển, thức ăn xếp lên trên mặt,thường là trứng cua, trứng cá tuyết, trứng cá hồi…),- Oshizushi (sushi được ép trong khuôn gỗ rồi dùng dao cắt thành những miếngnhỏ hơn, thường là 2 lớp cơm kẹp 1 lớp nhân),- Temaki (sushi được nặn theo hình nón, bên trong là cơm, các loại hải sản và rau).Tuy có nhiều loại nhưng sushi lại có chung một cách ăn là dùng kèm với nướctương, mù tạt và gừng ngâm chua. Gừng có tác dụng rửa sạch vị giác của bạn saumỗi món sushi, nhờ thế bạn có thể thưởng thức nhiều loại sushi khác nhau.Cách chấm nước tương cũng phải chú ý để không làm ảnh hưởng đến hương vịvốn có. Nên chấm phần mặt thức ăn vào nước tương, không nên chấm vào phầncơm, vì nó sẽ hút lấy nhiều nước tương làm cho sushi bị mặn. Đừng cắn nát miếngsushi, hãy cho trọn vào miệng, nhắm mắt lại để cảm nhận được vị cay, thơm nồngcủa món ăn độc đáo này. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sushi và sashimi: Linh hồn của ẩm thực NhậtSushi và sashimi: Linh hồn của ẩm thực NhậtKhông theo kiểu thể hiện hoành tráng về số lượng như ẩm thực Trung Hoa, hươngvị không quá nồng đậm như món ăn của Ấn Độ, những món ăn mang phong cáchNhật Bản được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn sẽ để lại cảm giác thanh tao, nhẹnhàng khi thực khách dùng xong bữa.Nếu như chúng ta công nhận với nhau rằng các món hải sản tươi sống là đặc điểmlớn nhất của ẩm thực Nhật, thì sushi và sashimi là 2 đại diện tiêu biểu nhất của đặcđiểm ấy.Thực khách phương Tây, trong quá trình lạ lẫm tìm hiểu các món ăn phương Đông,đã nhầm tưởng rằng sushi và sashimi giống nhau.Trên thực tế, có một sự khác nhau cơ bản giữa 2 món ăn này. Sashimi là món ănbao gồm các miếng hải sản tươi sống ăn kèm với củ cải bào và lá tía tô, trong khiđó sushi là món cơm trộn giấm mà bên trong hoặc trên bề mặt mỗi miếng cơm cóhải sản tươi sống, hoặc hải sản đã được nấu chín (nướng, hấp…) hay một số loạirau củ.SashimiSashimi thường được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5cm, chiềudài 4cm và dày chừng 0,5cm, nhưng kích cỡ có thể khác nhau tùy vào loại nguyênliệu và người đầu bếp, ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loạigia vị như wasabi, gừng, lá tía tô và củ cải trắng thái chỉ.Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: Cá hồi, cángừ, cá thu, cá saba, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Sashimi thường là món đầutiên trong bữa ăn vì người Nhật cho rằng sashimi phải được ăn trước để tránh cácmón có mùi nặng làm ảnh hưởng đến khẩu vị.Trong ẩm thực, sashimi được xem là nét văn hóa Nhật đề cao sự tinh tế. Cảm giáctinh khiết có thể biến đổi từ cá hồi (loài cá không phải là truyền thống của Nhật),tôm, cá ngừ đến cá mực, bạch tuộc, mỗi loại lại mang một vị ngọt hoặc cảm giácmềm, dai, giòn, béo riêng.Cảm giác đầu tiên của món này là vị cay xộc đến mũi đánh thức các giác quan. Sauđó là vị mặn vừa của nước tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, béo mà thanh củacá sống. Chúng như tan đi trong miệng, trôi tuột xuống bao tử lúc nào mà chúng takhông biết.Tại nhà hàng Asahi Sushi và Asahi Hot Pot hiện nay có khoảng 30 - 40 loạisashimi, ngon nhất có thể kể đến: sashimi cá hồi, sashimi cá đuôi vàng, sashimi sòđiệp, sashimi bạch tuộc…SushiNếu như sashimi là món ăn được dọn ra gần như đầu tiên để đánh thức các giácquan, thì sushi là món ăn “để cho no bụng” của người Nhật. Nhưng nói như thếkhông có nghĩa là sushi không tinh tế. Trái lại, chỉ riêng những kiến thức về cácloại sushi, cách làm và cách thưởng thức sushi cũng đủ làm nên một môn nghệthuật - nghệ thuật của sự phối hợp màu sắc và hương vị.Khi người đầu bếp đặt trước mặt bạn một khay sushi, bạn sẽ không thể ngăn mìnhkhỏi cảm giác sững sờ như đứng trước một bức tranh đẹp. Hãy nhìn ngắm sự kỳdiệu của những gam màu: màu cam lóng lánh của trứng cá hồi, màu trắng của cơmtrộn giấm, màu hồng phớt của tôm, màu xanh của rau củ, màu đen thẫm của lớprong biển bọc ngoài… Bạn thậm chí sẽ ngần ngừ không muốn ăn, vì sợ phá hỏngmột tác phẩm nghệ thuật đẹp nhường ấy. Nhưng hãy mạnh dạn, dùng những ngóntay của mình cầm miếng sushi đưa lên miệng, bạn sẽ thấy vẻ đẹp chỉ là sự khởiđầu.Tại nhà hàng Asahi Sushi và Asahi Hot Pot, bạn có thể tìm thấy đủ 6 loại sushi cơbản của người Nhật. Đó là:- Nigirizushi (sushi nắm, cơm trộn giấm được đắp lên bằng một một miếng hải sản,phía trên có thể có một chút gừng xay nhuyễn hoặc vài hạt hành xanh thái nhỏ),- Chirashizushi (một tô bới đầy cơm với các loại thịt cá, rong biển... được chất đầytrên mặt),- Makimono (sushi cuộn, thức ăn nằm giữa phần cơm, cuộn tròn dài trong một lớprong biển, sau đó được cắt thành từng khoanh tròn nhỏ),- Gunkan (phần cơm được bao quanh bởi lá rong biển, thức ăn xếp lên trên mặt,thường là trứng cua, trứng cá tuyết, trứng cá hồi…),- Oshizushi (sushi được ép trong khuôn gỗ rồi dùng dao cắt thành những miếngnhỏ hơn, thường là 2 lớp cơm kẹp 1 lớp nhân),- Temaki (sushi được nặn theo hình nón, bên trong là cơm, các loại hải sản và rau).Tuy có nhiều loại nhưng sushi lại có chung một cách ăn là dùng kèm với nướctương, mù tạt và gừng ngâm chua. Gừng có tác dụng rửa sạch vị giác của bạn saumỗi món sushi, nhờ thế bạn có thể thưởng thức nhiều loại sushi khác nhau.Cách chấm nước tương cũng phải chú ý để không làm ảnh hưởng đến hương vịvốn có. Nên chấm phần mặt thức ăn vào nước tương, không nên chấm vào phầncơm, vì nó sẽ hút lấy nhiều nước tương làm cho sushi bị mặn. Đừng cắn nát miếngsushi, hãy cho trọn vào miệng, nhắm mắt lại để cảm nhận được vị cay, thơm nồngcủa món ăn độc đáo này. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
danh lam thắm cảnh du lịch Việt Nam văn hóa Việt Nam cẩm nang du lịch môi trường du lịch du lịch sinh tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 372 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 321 2 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 265 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 189 0 0 -
42 trang 151 3 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 118 0 0 -
189 trang 117 0 0
-
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 116 0 0 -
65 trang 116 0 0
-
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 113 0 0