Danh mục

Suy dinh dưỡng trẻ em – Phần 1

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.46 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng quan 1.Định nghĩa +Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. +Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng chỉ số cân nặng của cơ thể (BMI) để xác định một người nào đó bị suy dinh dưỡng. -Hầu hết người ta xác định một người bị suy dinh dưỡng khi chỉ số BMI ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy dinh dưỡng trẻ em – Phần 1 Suy dinh dưỡng trẻ em – Phần 1 I.Tổng quan 1.Định nghĩa +Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. +Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng chỉ số cân nặng của cơ thể (BMI) để xác định một người nào đó bị suy dinh dưỡng. -Hầu hết người ta xác định một người bị suy dinh dưỡng khi chỉ số BMI < 18,5. -Tuy nhiên cũng có nơi xác định một người bị suy dinh dưỡng khi BMI < 20. +Một điều quan trọng là chỉ số BMI - chỉ là cách ước lượng thống kê cũng tuỳ thuộc vào vùng, miền và giới tính. - Trong một số trường hợp, một người có BMI < 18,5 nhưng có thể có sức khoẻ rất tốt. 2.Nguyên nhân +Nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng là sự thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết ban đầu cho cơ thể trong các thức ăn, nguyên nhân này chiếm hơn 50% số trong các vùng ở Châu Phi và phía nam Châu Á. Hệ quả của sự kém dinh dưỡng hay thiếu ăn có thể tiếp tục bị phát triển việc suy dinh dưỡng do bệnh tật, ngay cả những bệnh dễ xử lý như tiêu chẩy, và có thể dẫn đến cái chết. +Hiện nay, theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, đang có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng và hàng năm có 12,9 triệu trẻ chết vì bệnh tật như viêm phổi, tiêu chảy, ho gà... Trong đó, suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân trực tiếp, hoặc gián tiếp chiếm tới 30%. +Do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng -Trẻ không được nuôi đúng phương pháp khi thiếu hoặc không có sữa mẹ; -Ăn sam (ăn bổ sung) không đúng cả về số lượng và chất lượng, chưa biết cách chế biến thức ăn cho trẻ; -Thời gian ăn bổ sung quá muộn hoặc quá sớm; -Cai sữa mẹ sớm. +Do nhiễm khuẩn -Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, biến chứng sau các bệnh sởi, lỵ… -Đặc biệt, bệnh tiêu chảy kéo dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng do nhiễm khuẩn. -Dinh dưỡng và nhiễm khuẩn tạo thành vòng xoáy bệnh lý vì suy dinh dưỡng làm tăng tính cảm thụ đối với nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn làm cho suy dinh dưỡng nặng thêm. +Yếu tố thuận lợi -Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc bị các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh. -Gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, đông con nhất là khi ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. -Dịch vụ chăm sóc y tế kém. 3.Sinh lý phát triển +Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3 kg. -Nếu chỉ nặng dưới 2,5 kg thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5 kg). -Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50 cm. +Một trẻ phát triển bình thường có cân nặng thay đổi như sau: - Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1-2 kg/tháng. - 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600 g/tháng. - 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400 g/tháng. - Đến lúc 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg). - Từ 2 đến 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2-3kg/năm *Cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau để tính: X= 9 kg + 2 kg x (N-1), với X là số cân nặng hiện tại của trẻ (kg), N là số tuổi của trẻ (tính theo năm). +Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ: - Trong 3 tháng đầu trẻ tăng 3 cm/tháng. - 4-6 tháng tăng 2-2,5 cm/tháng. - 7-9 tháng tăng 2 cm/tháng. - 10-12 tháng tăng 1-1,5 cm/ tháng. Đến khi trẻ 1 tuổi, chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh (khoảng 75 cm), sau đó trung bình 1 năm trẻ tăng 5-7 cm/năm cho tới lúc dậy thì. *Chiều cao trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau: X= 75cm + 5cm x (N-1), với X là chiều cao hiện tại của trẻ (cm), N là số tuổi của trẻ (tính theo năm). 4.Dịch tễ +30/07/2008 qua kết quả một nghiên cứu của Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) công bố cho thấy, trong năm 2007 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp chiều cao ở Việt Nam là 33,9%, thể thấp còi là 10%; trong khi tỷ lệ chung ở Trung Quốc chỉ 10%, Thái Lan 19% +Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy năm 2007, vẫn còn 1,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi SDD nhẹ cân (chiếm 21,2%) và 2,6 triệu trẻ em bị SDD thấp còi suy (39,9%). Nguyên nhân của ½ trẻ bị SDD thấp còi chính là do chế độ ăn uống trong 2 năm đầu tiên của trẻ. Trẻ SDD thấp còi cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em lên 2,5-2,8 lần so với trẻ bình thường. +SDD ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước. Cứ 1% tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi tồn tại sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế ước tính hơn 20 triệu USD mỗi năm. +Chính vì vậy, Việt Nam đang phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ SDD đến năm 2010 còn 20% và 2015 là 15%. II.Lâm sàng 1.Phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng Biện pháp đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng bằng cách cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ): - Hằng tháng trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa khỏe mạnh, phát triển bình thường. - Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nu ...

Tài liệu được xem nhiều: