Danh mục

Suy ngẫm về chế độ khoa cử Trung Hoa nhân đọc Nho lâm Ngoại sử

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.87 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chưa có tác phẩm nào trong kho tàng văn học Trung Hoa lại diễn tả chân xác đến thế cuộc gian díu giằng co giữa Đạo và Thế cùng bi kịch thân phận sĩ nhân - kẻ sa chân giữa bãi lầy thi cử, mắc kẹt giữa giằng co đó. Phân tích nội hàm văn hóa cuốn tiểu thuyết này chính là một sự chuẩn bị cho việc nhìn nhận trở lại mối quan hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam - một nước theo dùng Tống Nho và vận dụng khoa cử Trung Hoa trong hàng trăm năm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy ngẫm về chế độ khoa cử Trung Hoa nhân đọc Nho lâm Ngoại sửTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 3 (2015) 58-65Suy ngẫm về chế độ khoa cử Trung Hoanhân đọc Nho lâm Ngoại sử1Lê Thời Tân*Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN,144 Xuân Thủy, Cầy Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 15 tháng 7 năm 2015Chỉnh sửa ngày 28 tháng 8 năm 2015; chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2015Tóm tắt: Tự sự Nho lâm Ngoại sử dồn người đọc đi đến chỗ nhận ra thực chất mối quan hệ giữathế quyền và đạo thống - một mối quan hệ biểu hiện tập trung ra trên con người giai tầng sĩ nhân,hạng mà khoa cử đã biến thành động-vật-đi-thi. Chưa có tác phẩm nào trong kho tàng văn họcTrung Hoa lại diễn tả chân xác đến thế cuộc gian díu giằng co giữa Đạo và Thế cùng bi kịch thânphận sĩ nhân - kẻ sa chân giữa bãi lầy thi cử, mắc kẹt giữa giằng co đó. Phân tích nội hàm văn hóacuốn tiểu thuyết này chính là một sự chuẩn bị cho việc nhìn nhận trở lại mối quan hệ văn hóa giữaTrung Quốc và Việt Nam - một nước theo dùng Tống Nho và vận dụng khoa cử Trung Hoa tronghàng trăm năm.Từ khóa: Sĩ nhân, thi cử, văn hóa, bi kịch.Cácnghiên cứu lịch sử cho thấy,1 TrungQuốc dưới thời Tần mỗi quận đều đặt hai chứcquan văn võ ngang quyền. Đến đời Hán bắt đầuchỉ dùng quan văn. Từ sau đời Hán, thiên hạloạn lạc quyền thống trị các quận chuyển quatay một võ quan do vương hầu tiến cử. Cải cáchtổ chức hành chính của Đường Thái Tôn có mộtý nghĩa quan trọng. Vị hoàng đế này đã dần dầnphế trừ các võ quan này, thay thế bằng những sĩnhân có học vấn và phẩm hạnh do chính ôngchọn lựa. Chế độ tuyển dụng đề bạt đó đã bắtđầu từ thời Tùy. Qua đời Đường, Thái Tôn Đếvẫn tiếp tục sử dụng và hoàn thiện thêm bằngviệc bắt đầu tổ chức khảo hạch. Đường TháiTôn thiết lập khoa thi tiến sĩ trọng văn từ vàkhoa minh kinh trọng kinh sử. Bộ Lễ được trựctiếp quản lí việc thi cử. Những người thi đậumuốn ra làm quan còn qua kì khảo hạch của BộLại (như Hàn Dũ sau khi đậu tiến sĩ ba lầnkhông qua được khảo hạch ở Bộ Lại). Như vậylà kể từ Đường, chế độ khoa cử chính thức trởthành một phần của lịch sử Trung Hoa. Đươngnhiên vào lúc đó sức mạnh của các gia tộc mônphiệt vẫn còn. Con em của một số đại điền chủvà quý tộc quan liêu vẫn có thể ra làm quan màkhông cần thi cử. Thế nhưng so với châu Âucùng thời, tình hình đó tại Trung Quốc là khôngphổ biến. Tổ chức khoa cử thời Đường nhìnchung được đánh giá là nghiêm túc, công bằng.Sĩ tử nếu gian lận sẽ bị nghiêm trị, quan giámkhảo cũng sẽ bị cách chức nếu phát hiện thấy_______1Nho lâm Ngoại sửbản dịch tiếng ViệtChuyện làng Nho. Tất cả các đoạn dẫn tác phẩm trong bàinày đều dẫn dịch từ [4] Nho lâm Ngoại sử, Tân thế giớixuất bản xã, bản in 2001 [4]; Số trang đối ứng bản dịch ởđây thống nhất dẫn theo bản dịch tiếng Việt [5] Chuyệnlàng Nho, Nxb.Văn Học, bản in 2001.》史外林儒《58L.T. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 3 (2015) 58-65_______3Nguyên văn câu trong Luận Ngữ,. Ngày nay, Trung Quốc phổ biến cách nhại LuậnNgữ “Học nhi ưu tắc sĩ” “Sĩ nhi “ưu” tắc học” (“học màgiỏi thì ra làm quan” “làm quan “giỏi” thì đi học”. Cóngười nói câu chuyện đó cho thấy vấn đề gọi là “quan bảnvị của giới học thuật” trong xã hội Trung Quốc hiện đại.Nhân tiện xin nói rõ, trong Hán ngữ chữ “sĩ” với nghĩa“làm quan - sĩ hoạn” và chữ “sĩ” trong chẳng hạn cụm từ“sĩ nông công thương” (sĩ nhân) là từ đồng âm.而學 學則優而仕仕則優2Nguyên văn tác giả dùng chữ “sĩ”. Trong những trườnghợp cụ thể có thể cần phân biệt sĩ nhân và nho nhân. Tuyvậy không ngại gọi chung là “trí thức xưa”. “Sĩ nhân”() thời hiện đại tiếng Hán gọi là(âm HánViệt “tri thức phần tử”; trong tiếng Hán hiện đại từ“phần tử” này thường dùng kết hợp với các từ “phảnđộng”, “tư sản” để cấu tạo nên cụm danh từ xác định“loại/hạng/kiểu người”), nếu chỉ số đông có thể dùng từ(âm Hán Việt “tri thức giới”). Trong lúc đótiếng Việt của ta có từ “trí thức” (intellectuals, gọi gọn“trí” - chẳng hạn trong câu “trí phú địa hào...”) bêncạnh từ “tri thức” (knowledge).語序本新化文國中與士_______Như phần đầu bài viết đã nói rõ, thể chếkhoa cử không phải hình thành ngay từ buổiđầu chế độ phong kiến. Nho nhân đời này quađời khác nhắc truyền câu của người mà về sauchế độ phong kiến tôn xưng vạn thế sư biểu “Sĩnhi ưu tắc học, Học nhi ưu tắc sĩ” (Luận Ngữthiên).3 Đọc Luận Ngữ, ta thấy vàothủa ấy không thấy đức Khổng nói chuyện“khảo thí”. Qua hơn nghìn năm sau, Nho lâm張子Khoa cử từ Tống về sau đã hoàn toàn thiênvề coi trọng văn từ. Dư Anh Thời (Yu Yingshih) viết trong Tựa cho cuốn sách Trí thức xưavàVănhóaTrungQuốc)2: “Thời Tống trọng văn(khinh võ. Để tranh thủ sự ủng hộ của “sĩ”, triềuđình đã chọn dùng nhiều chính sách ưu đãi baodung đối với giai tầng này” [1]. Thời Minhquyết định dùng khoa cử văn bát cổ. Việc thi cửtrên thực tế chỉ là dùng thể văn bát cổ giải thíchbình luận câu chữ dẫn trích từ Tứ Thư, NgũKinh. Tệ hơn nữa là, việc giải thích bình luậnbằng bài văn tứ lục ...

Tài liệu được xem nhiều: