Danh mục

Suy nghĩ về công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 15      Loại file: doc      Dung lượng: 99.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có lẽ không cần phải chứng minh dài dòng rằng công bằng từ ngàn xưa đã là một trong những khát vọng lớn nhất, một trong những lý tưởng xã hội cao nhất của mọi con người. (Trong tiểu luận “Công bằng xã hội và kinh tế”, tôi đã trình bày khái quát về vấn đề này, xin được khỏi nhắc lại). Ðối với người Việt Nam, công bằng bao giờ cũng được coi là một thứ đạo lý sống của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân. “Công bằng là đạo người ta ở đời...”, nhiều người đã thuộc lòng câu này từ thời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy nghĩ về công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay Suy nghĩ về công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Kiến Giang 1. “Công bằng là đạo người ta ở đời” Có lẽ không cần phải chứng minh dài dòng rằng công bằng từ ngàn xưa đã là một trong những khát vọng lớn nhất, một trong những lý tưởng xã hội cao nhất của mọi con người. (Trong tiểu luận “Công bằng xã hội và kinh tế”, tôi đã trình bày khái quát về vấn đề này, xin được khỏi nhắc lại). Ðối với người Việt Nam, công bằng bao giờ cũng được coi là một thứ đạo lý sống của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân. “Công bằng là đạo người ta ở đời...”, nhiều người đã thuộc lòng câu này từ thời nhỏ tuổi. Thật ra, chưa có một tác giả nào nói một cách kỹ lưỡng và có hệ thống về đạo lý này của người Việt cả. Nhưng qua những lẽ sống và những hiện thực sống của người Việt xưa nay, có thể hiểu được những nội dung cơ bản của nó. Và cũng như ở các nước khác, khái niệm “công bằng” được hiểu, được xác định từ những cái ngược lại với nó, mà theo ngôn ngữ khoa học, đó là sự xác định theo lối tiêu cực: công bằng được hiểu từ những bất công. Người Việt cảm nhận rất sâu sắc những nỗi bất công lớn qua cuộc đời của mình cũng như qua những quá trình lịch sử của dân tộc mình: những bất công mà cộng đồng mình gánh chịu đối với những thế lực bên ngoài cộng đồng, những bất công trong nội bộ cộng đồng về địa vị, tài sản, công tội, trí tuệ v.v... Khi sự độc lập tự chủ của đất nước bị xâm phạm và tước đoạt thì nỗi bất công lớn nhất chiếm lĩnh tim óc mọi người Việt là thân phận nô lệ của mình đối với những thế lực xâm lược bên ngoài. Mà trong lịch sử Việt Nam không ít lần cả dân tộc rơi vào cảnh nô lệ ấy. Vì thế, công bằng trước hết được cảm nhận như sự thoát khỏi thân phận nô lệ cho nước ngoài. Bằng cảm nhận ấy - và nó đã trở thành một tâm thức chủ đạo của người Việt - không ít lần người Việt đứng lên chiến đấu một mất một còn giành lại độc lập tự chủ của đất nước. Ðạo lý công bằng này được nói rõ trong những “tuyên ngôn” lớn, chỉ tính một ngàn năm trở lại đây, nó thể hiện nổi bật từ “Nam quốc sơn hà nam đế cư” đến “Không có gì quý hơn độc lập tự do”... Trong nội bộ cộng đồng dân tộc, sự cảm nhận về bất công cũng được thể hiện rất rõ trong các quan hệ xã hội khác nhau: thống trị - bị trị; giàu - nghèo; sang - hèn... Xin nói ngay, các quan hệ này không được coi là bất công tự bản thân chúng. Ðạo lý Nho giáo, Phật giáo và cả Ðạo giáo nữa ăn rất sâu vào tâm thức người Việt, khiến người ta coi những quan hệ thứ bậc (hierarchique) như một cái gì tự nhiên, do Trời định đoạt, do phúc đức cha ông, do đức độ cá nhân tạo nên. Ở người Việt ngày trước, không hề có khái niệm “giai cấp” (do đó, cũng không có khái niệm “đấu tranh giai cấp”) mà khái niệm chiếm ưu thế trong các quan hệ xã hội là “hòa”, là “nhường”, là “nhẫn”. Thỉnh thoảng có nổi lên những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt nhưng không phải là để xóa bỏ hệ thứ bậc xã hội cũ mà là xóa bỏ những hiện tượng loạn cương, như xã hội học gọi tên. Có vua là tự nhiên, người ta chỉ chống lại hôn quân (bạo chúa) và ủng hộ minh quân (minh chúa). Có quan cai trị cũng là tự nhiên, người ta chỉ chống tham quan ô lại và ưa thích những liêm quan, những vị quan trung nghĩa. Giàu nghèo cũng là tự nhiên, người ta chỉ bài bác những ác bá, trọc phú và tán dương những người giàu ân đức. Trong quan hệ gia đình cũng vậy, người ta không chống lại quyền uy gia trưởng mà chỉ bài bác những người bố ác nghiệt với con cái, những anh em bất nghĩa với nhau. Người ta tin vào “mệnh trời”, vào sự sáng suốt của trời (“Trời có mắt”), vào “ác giả ác báo”, vào “luân hồi” như một sự điều chỉnh tự nhiên... Một xã hội công bằng đối với người Việt xưa là vậy. Công bằng về đạo lý hơn là về xã hội, về tính chính đáng (legitimité) hơn là về quyền lợi kinh tế. Nó hướng tới một trạng thái “đại đồng” nhưng “tiểu dị”, tới một trật tự được coi là tự nhiên, mà thật ra, đó là một trật tự noi theo những khuôn mẫu (stéréotyes) lâu đời. Nói như thế, không phải là tuyệt đối không có xu hướng bình quân trong ý thức xã hội. Những vết tích thị tộc nguyên thủy, những tác động dòng họ thường là chỗ dựa khá bền vững cho xu hướng bình quân, nhất là ở các làng xã. Nhưng xu hướng này chưa bao giờ là xu hướng chủ đạo và cũng chưa bao giờ được “lý luận hóa”. Người Việt đấu tranh cho đạo lý công bằng một cách bền bỉ và đôi khi cũng khá quyết liệt, nhất là vào những thời kỳ suy tàn của các triều đại (Lý, Trần, Lê, Nguyễn), bằng những cuộc nổi dậy mà một số nhà sử học gọi chưa thật chính xác lắm là các cuộc “khởi nghĩa nông dân” hay “cách mạng nông dân” (mô phỏng theo những cách gọi cuộc “chiến tranh nông dân” ở châu Âu thời Trung đại và Cận đại). Trên thực tế, đó là những cuộc nổi dậy nhằm thay đổi triều đại hơn là những cuộc khởi nghĩa mang những lý tưởng công bằng xã hội của nông dân (như các cuộc nổi dậy Hoàng Cân hay Thái Bình thiên quốc ở Trung Quốc ngày xưa, dù rằng những cuộc nổi dậy này vẫn chưa thoát khỏi hệ tư tưởng quân chủ cổ truyền). Song nhìn chung, các cuộc đấu tranh cho công bằng chủ yếu vẫn diễn ra một cách “hòa bình”, bằng những hình thức bài bác, chế giễu và kiện tụng. Từ cuối thế kỷ thứ XIX - đầu thế kỷ thứ XX, các quá trình xã hội mới được mở đầu ở Việt Nam. Một mặt, sự thống trị của thực dân Pháp được thiết lập; đất nước mất độc lập tự chủ; dân Việt Nam trở thành nô lệ cho nước ngoài; nỗi bất công lớn nhất đối với dân Việt Nam xuất hiện và đây không chỉ là bất công về chính trị. Những sự bóc lột của thực dân Pháp (chiếm đất đai làm đồn điền, độc quyền mua bán, khai thác hầm mỏ, v.v...) dẫn tới chỗ của cải đất nước phần lớn lọt vào tay những “ông chủ” nước ngoài, gây ra cùng khổ, đói nghèo của số đông dân chúng. Mặt khác, các quan hệ kinh tế và xã hội mới đã hình thành theo hướng phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt, những bất công và giàu nghèo tăng lên. Ngoài những bất công về đạo lý, về chính trị, còn chồng chất thêm những bất công mới gắn liền với đời sống vật chất - ki ...

Tài liệu được xem nhiều: