Danh mục

Suy nghĩ về 'dạy thật' để có 'học thật'

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.81 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Suy nghĩ về “dạy thật” để có “học thật”" phân tích vấn đề đặt ra đối với quá trình dạy học hiện nay là làm thế nào để hai hoạt động, dạy của thầy và hoạt động học của trò phải thật sự gắn kết với nhau và đạt được yêu cầu “dạy thật” để có “học thật” chỉ có như vậy thì chất lượng, sản phẩm của quá trình dạy học (nhân cách người học) mới thật sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy nghĩ về “dạy thật” để có “học thật” SUY NGHĨ VỀ “DẠY THẬT” ĐỂ CÓ “HỌC THẬT” TS. Nguyễn Văn Tuân* 1 Tóm tắt: Quá trình dạy học (QTDH) là quá trình có tính hai mặt: mặt hoạt động dạy và mặt hoạt động học, hai mặt hoạt động này hợp thành một thể thống nhất, tồn tại trong mối quan hệ qua lại đối với nhau. Nếu không có mối quan hệ này thì không có sự tác động qua lại giữa thầy và trò, dạy với học, do đó cũng không có lý do tồn tại bản thân quá trình dạy học. Sự cộng tác giữa dạy và học là yếu tố duy trì, phát triển sự thống nhất, toàn vẹn của QTDH, cũng là nhân tố dẫn đến chất lượng cao của dạy học. Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy học giai đoạn hiện nay thì vấn đề “dạy thật” của thầy để có “học thật” của trò là vấn đề then chốt trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ “dạy thật” của mình mỗi giáo viên cần nhận thức sâu sắc và bồi dưỡng cho mình những phẩm chất và năng lực cần thiết như: GV phải là một công dân gương mẫu; phải có lòng yêu mến, tôn trọng và có khả năng tương tác với HS; phải có năng lực đổi mới PPDH; GV phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; GV phải có năng lực giải quyết vấn đề... và để phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết trên cho GV thì yêu cầu nhà quản lý phải triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển GV như: quan tâm rèn luyện cho giáo viên năng lực thấu cảm học sinh; tạo động lực và xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tích cực tự bồi dưỡng; bồi dưỡng cho GV năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh… chỉ có như vậy thì phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV mới được nâng cao và có thể đáp ứng tốt yêu cầu “dạy thật” làm động lực thúc đẩy “học thật” của học sinh. Từ khóa: “Dạy thật”, “học thật”, Dạy là gì?, Học là gì?, quá trình dạy học, dạy học. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố như: mục đích và nhiệm vụ dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy học… Quá trình này diễn ra và tác động qua lại với môi trường kinh tế - xã hội, môi trường khoa học - công nghệ, môi trường quốc tế hoá… Trong các thành tố cấu thành quá trình dạy học thì dạy của thầy và học của trò là hai hoạt động đặc trưng, cơ bản của quá trình dạy học. Hai hoạt động này thống nhất biện chứng với nhau. Sự tác động qua lại giữa dạy và học, giữa thầy và trò phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học. Tuy nhiên, hai mặt hoạt động trên đây đôi khi chưa đồng bộ đang là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả của QTDH. Thực tế dạy học hiện nay cho thấy ở đâu đó thì việc dạy của thầy chỉ quan tâm chủ yếu đến * Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 73 cách dạy học của thầy nhằm mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ dạy học đã đề ra, còn cách học, kết quả học của trò ít được thầy chú ý, thậm chí bị bỏ qua, không phải bao giờ hễ cứ có dạy là có học. Từ đó, vấn đề đặt ra đối với quá trình dạy học hiện nay là làm thế nào để hai hoạt động, dạy của thầy và hoạt động học của trò phải thật sự gắn kết với nhau và đạt được yêu cầu “dạy thật” để có “học thật” chỉ có như vậy thì chất lượng, sản phẩm của quá trình dạy học (nhân cách người học) mới thật sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội. II. NỘI DUNG 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Dạy là gì? Bruner (1966) cho rằng: “Dạy là một sự nỗ lực để giúp đỡ hay tạo ra sự phát triển ở người học”. Sự phát triển ở đây bao gồm cả về thể chất lẫn tinh thần; về thái độ lẫn hành vi; về kiến thức lẫn kỹ năng... Còn Hunter (1976) thì nhấn mạnh đến vai trò quyết định của người dạy. Bà quan niệm: “Quá trình dạy học cũng giống như quá trình ra quyết định và hành động một cách cẩn thận nhằm giúp cho quá trình học diễn ra một cách thuận lợi và thành công hơn so với khi không có quá trình dạy diễn ra”. Theo Newcomb, McCracken và Wormbord (1986) thì “Dạy là một quá trình chỉ đạo và hướng dẫn quá trình học để người học đạt được những kiến thức, kỹ năng hay thái độ mới; tăng cường lòng nhiệt tình của họ và phát triển hơn nữa các kỹ năng hiện có. Brown và Atkins cho rằng “Dạy có thể là và nhìn chung là một nhiệm vụ đầy khó khăn, đòi hỏi khả năng trí tuệ, những thách thức về mặt xã hội, bao gồm tập hợp các kỹ năng có thể được hình thành, củng cố và nâng cao... ở người dạy nhằm cung cấp các cơ hội, điều kiện thuận lợi cho quá trình học”.... Theo cách tiếp cận thông tin, Lâm Quang Thiệp quan niệm “Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc thay đổi những tình cảm, thái độ”. Theo quan niệm này, dạy không phải là truyền thụ kiến thức một chiều, càng không phải cung cấp thông ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: