Qua ngòi bút khá chân thực, tác giả đã phản ánh cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa phong kiến đồng thời kín đáo bày tỏ thái độ thờ ơ, coi thường danh lợi và chính từ đây mà người đọc thấy một tấm gương sáng ngời về y đức, một nhân cách cao thượng với những bài học sâu sắc mà các y bác sĩ trong xã hội ngày nay còn cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu cao quý mà nhân dân ta trao tặng “Lương y như từ mẫu”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy nghĩ về y đức của người thầy thuốc ngày qua thái độ và nhân cách của Lê Hữu TrácVĂN MẪU LỚP 11 SUY NGHĨ VỀ Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC NGÀY NAY QUA THÁI ĐỘ VÀ NHÂN CÁCH CỦA LÊ HỮU TRÁC TRONG ĐỌAN TRÍCH VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH Lê Hữu Trác (1720-1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê ở Hưng Yên. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách vở và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Ngoài y thuật, ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn, trước tác của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển. Đây là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại Việt Nam, đồng thời cũng là những dòng lưu bút ghi lại cảm xúc hết sức chân thành của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê xa. Thượng kinh kí sự là tập kí sự bằng chữ Hán, được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một phụ lục, đoạn trích Vào phủ chúa TRịnh ghi lại những chuyện mắt thấy tai nghe của Lê Hữu Trác trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm.Qua ngòi bút khá chân thực, tác giả đã phản ánh cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa phong kiến đồng thời kín đáo bày tỏ thái độ thờ ơ, coi thường danh lợi và chính từ đây mà người đọc thấy một tấm gương sáng ngời về y đức, một nhân cách cao thượng với những bài học sâu sắc mà các y bác sĩ trong xã hội ngày nay còn cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu cao quý mà nhân dân ta trao tặng “Lương y như từ mẫu”. Mở đầu cho tác phẩm người đọc có thể thấy được bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa. Từ cảnh bên ngoài “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương…Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan đi lại như mắc cửi” đến con đường vào phủ cũng phải qua “mấy lần cửa”, trong phủ thì có “điếm lượn vòng..kiểu cách thật là xinh đẹp”. Vào tới nội cung thì cảnh tượng càng thêm lộng lẫy xa hoa: trướng gấm, màn là, võng điều, sập thếp vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít... Dường như ở đây người hầu và vật dụng xen nhau, ngỡ như che kín tất cả, không hở một chút không gian nào. Rồi đến những nghi thức, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa thì thật rườm rà, lớp lang, khuôn phép:ra vào phủ phải có thẻ, quy tắc quỳ lạy... thể hiện rõ quyền uy tột bậc của nhà chúa, người đứng sau vua nhưng cưỡi đầu trăm họ. Mọi việc, mọi vật cứ từng lớp, từng lớp hiện lên qua cái nhìn và sự ghi chép chân thực của tác giả, đằng sau bức tranh ấy là những cảm xúc rất chân tình của Lê Hữu Trác, tác giả nhìn mọi sự với một thái độ rất khách quan, ông bày tỏ nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”, trước cảnh ấy, tác giả đã vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả nơi phủ chúa, trong bài thơ Lê Hữu Trác đã phải thốt lên: “Cả trời Nam sang nhất là đây”. Không chỉ ngạc nhiên trước quang cảnh, nghi thức sinh hoạt nơi đây mà ông còn sững sờ khi được mời ăn sáng : “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. Kể về sự hoa lệ với giọng ngỡ ngàng nhưng tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất này khi mà cảnh quá lộng lẫy, xinh tươi còn người thì “héo hon, già cỗi”, trước sức khoẻ của chúa nhỏ ông bày tỏ lo ngại về căn bệnh : “ Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”, quả là ốm yếu, èo uột, trong rỗng ngoài trướng. Đặc biệt khi dự định cắt thuốc trị bệnh cho thế tử, tâm trạng Lê Hữu Trác diễn biến khá phức tạp:lúc đầu ông định dùng thuốc chữa đúng bệnh nhưng lại sợ bệnh mau giảm, chúa tin dùng giữ lại ắt sẽ bị công danh ràng buộc, còn nếu dùng thứ thuốc vô thưởng vô phạt thì trái với y đức y tâm của người thầy thuốc. Hai ý nghĩ mâu thuẫn, giằng co trong con người tác giả, cuối cùng chính lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng, ông gạt ý nguyện riêng và lấy việc cứu người làm mục đích. Điều đó càng chứng tỏ Lê Hữu Trác là một người thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng, bên cạnh tài năng ông còn là một người thầy giàu y đức, y tâm không màng danh lợi, luôn làm tròn sứ mệnh của người thầy thuốc, luôn muốn xa lánh chốn phồn hoa xa xỉ để có thể “sống gần nhân dân, gắn bó với xóm làng, quê hương bình dị”. Bằng ngòi bút tả thực kết hợp với trữ tình, LHT đã cho ta một bức tranh sinh động cụ thể, dù đài các, giàu sang nhưng thiếu khí trời và không khí tự do nới phủ chúa. Đó cũng là dự cảm về một ngày mai suy yếu và tàn tạ của tầng lớp phong kiến thống trị lúc bấy giờ. Từ đoạn trích ta có thể thấy được nhân cách sáng ngời của bậc danh y Lê Hữu Trác, ông không chỉ để lại cho hậu thế di sản quý giá về y học mà còn trao tặng cho tất cả các y bác sĩ ngày nay những bài học về y đức y tâm sao cho xứng đáng với trọng trách “bảo vệ sinh mạng con người”. Là một người thầy thuốc, trước hết Lê Hữu Trác luôn đề cao y đức, đó chính là tấm lòng nhân ái, độ lượng, cứu vớt nh ...