Giai đoạn đái trở lại: Lượng nước tiểu tăng dần, đạt tới trên 2 lít mỗi ngày. Có trường hợp đái 4-5 lít/ngày. Đái nhiều phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và phụ thuộc vào lượng nước đưa vào trong giai đoạn đái ít. Nguy cơ chính của giai đoạn này là:
- Mất nước. - Mất điện giải (K+, Na+ máu hạ).
- Vẫn còn nguy cơ urê máu, creatinin máu tăng ở giai đoạn đầu của thời kỳ đái trở lại. Sau 3-5 ngày đái nhiều, urê, creatinin máu giảm dần. Chức năng thận dần hồi phục.
Thời gian...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SUY THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 3)
SUY THẬN CẤP TÍNH
(Kỳ 3)
3. Giai đoạn đái trở lại:
Lượng nước tiểu tăng dần, đạt tới trên 2 lít mỗi ngày. Có trường hợp đái
4-5 lít/ngày. Đái nhiều phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và phụ thuộc vào
lượng nước đưa vào trong giai đoạn đái ít.
Nguy cơ chính của giai đoạn này là:
- Mất nước.
- Mất điện giải (K+, Na+ máu hạ).
- Vẫn còn nguy cơ urê máu, creatinin máu tăng ở giai đoạn đầu của thời kỳ
đái trở lại. Sau 3-5 ngày đái nhiều, urê, creatinin máu giảm dần. Chức năng thận
dần hồi phục.
Thời gian đái nhiều trung bình khoảng 1 tuần lễ. Sau đó lượng nước tiểu
giảm dần và trở về bình thường. Tuy nhiên nhiều trường hợp, sang tháng thứ hai
kể từ ngày đái trở lại, nước tiểu vẫn trên 2 lít/24giờ.
4. Giai đoạn hồi phục:
- Khối lượng nước tiểu dần trở về bình thường.
- Các rối loạn về sinh hóa dần trở về bình thường. Urê, creatinin máu giảm
dần. Urê, creatinin niệu tăng dần. Lâm sàng tốt lên.
Tuy nhiên khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận có khi hàng năm mới
hồi phục hoàn toàn. Mức lọc cầu thận hồi phục nhanh hơn. Thường sang tháng thứ
hai đã có thể bình thường. Trường hợp nặng thì cũng được 30-40 ml/phút. Sự hồi
phục nhanh, chậm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân, vào tình trạng ban đầu, chế độ
điều trị và công tác hộ lý đối với bệnh nhân.
V. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Có nguyên nhân cấp tính: uống mật cá trắm, ngộ độc kim loại nặng, ỉa
chảy mất nước, viêm cầu thận cấp...
- Xuất hiện:
+ Thiểu niệu, vô niệu.
+ Urê máu, creatinin máu tăng dần.
+ K+ máu tăng dần.
+ Toan máu chuyển hóa.
+ Diễn biến qua 4 giai đoạn.
2. Chẩn đoán phân biệt:
Chủ yếu là phân biệt suy thận cấp với đợt cấp của suy thận mạn.
Ở suy thận mạn:
- Tiền sử có bệnh thận - tiết niệu.
- Thiếu máu tương ứng với mức độ suy thận.
- Cao huyết áp, suy tim: thường nặng hơn trên bệnh nhân suy thận mạn.
- Siêu âm có thể thấy hai thận teo nhỏ nếu do viêm cầu thận mạn.
3. Chẩn đoán thể bệnh:
a. Suy thận cấp chức năng:
- Còn gọi là suy thận cấp trước thận, vì nguyên nhân là do giảm thể tích
tuần hoàn, tụt huyết áp.
- Chẩn đoán cần dựa vào: bệnh sử có rối loạn huyết động như mất máu sau
phẫu thuật, mất nước do nhiễm khuẩn, ỉa chảy, đái nhiều, suy tim.
Huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, đầu chi lạnh, đàn hồi da giảm, mắt trũng,
mặt hốc hác.
Natri niệu thấp, Kali niệu cao hơn Natri, thẩm thấu và tỷ trọng nước tiểu
vẫn bình thường.
Nếu không chữa trị kịp thời sẽ chuyển thành suy thận thực tổn, tức là hoại
tử ống thận cấp (thường sau 72 giờ trở lên).
b. Suy thận cấp thực tổn:
- Còn gọi là suy thận cấp tại thận.
- Thận bị tổn thương thực thể có thể do:
. Hoại tử ống thận cấp (sốc, ngộ độc…).
. Viêm cầu thận cấp, viêm thận - bể thận cấp.
. Nhồi máu thận.
c. Suy thận cấp do cơ giới:
Còn gọi là suy thận cấp sau thận, có thể do:
- Sỏi
-U
- Thắt nhầm niệu quản khi mổ…
4. Chẩn đoán nguyên nhân (xem phần nguyên nhân).
V. TIÊN LƯỢNG
Từ những năm 1960 đến nay, tiên lượng đã có nhiều thay đổi tốt hơn,
nhờ có sự đóng góp của các kỹ thuật hồi sức hiện đại. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong còn
cao.
Ở những trung tâm có lọc máu bằng thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng,
tỷ lệ tử vong vẫn còn 20-40% tùy theo từng nhóm bệnh nhân. Đối với những bệnh
nhân suy thận cấp sau mổ lớn, chấn thương nặng, bỏng nặng, nhiễm trùng tử cung
sau đẻ, ngộ độc kim loại nặng, tiên lượng rất xấu.
Nguyên nhân gây tử vong có thể do bệnh chính, do nhiễm khuẩn, hội
chứng urê máu cao, K+ máu cao.
Tiên lượng còn phụ thuộc vào bệnh chính, kỹ thuật hồi sức, công tác hộ
lý và các biện pháp đề phòng bội nhiễm, nhất là bội nhiễm phổi và nhiễm khuẩn từ
các vết thương, vết loét.
...