Thông tin tài liệu:
Tuyến yên là tuyến quan trọng điều chỉnh sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác gọi là tuyến tiếp nhận gồm tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến vú... Mặc khác tuyến yên được điều hòa hoạt động bởi vùng dưới đồi.Một sự thừa hoặc thiếu hormon tuyến yên sẽ biểu hiện lâm sàng học bằng sự tăng hay giảm hoạt động của các tuyến đó, đây là hiện tượng Feed- Back. Tuyến yên có 2 thùy chính, thùy trước và thùy sau:1. Thùy trước: Có 3 nhiệm vụ: 1.1. Điều chỉnh sự phát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SUY THUỲ TRƯỚC TUYẾN YÊN (Kỳ 1) SUY THUỲ TRƯỚC TUYẾN YÊN (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Tuyến yên là tuyến quan trọng điều chỉnh sự hoạt động của các tuyến nộitiết khác gọi là tuyến tiếp nhận gồm tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến sinh dục,tuyến vú... Mặc khác tuyến yên được điều hòa hoạt động bởi vùng dưới đồi. Một sự thừa hoặc thiếu hormon tuyến yên sẽ biểu hiện lâm sàng học bằngsự tăng hay giảm hoạt động của các tuyến đó, đây là hiện tượng Feed- Back.Tuyến yên có 2 thùy chính, thùy trước và thùy sau: 1. Thùy trước: Có 3 nhiệm vụ: 1.1. Điều chỉnh sự phát triển cơ thể: do STH (Somatohormone,Somatotropine, Somatotrope, hoặc GH: Growth hormon) tiết ra từ tế bào ưa acide.Sự tiết STH cũng được điều hòa bởi chất trung gian Somatomédine hoặc IGF-1 làchất được tiết ra từ gan, ruột, tụy. 1.2. Điều chỉnh sự hoạt động của các tuyến đích: nhờ - TSH: điều chỉnh hoạt động tuyến của tuyến giáp (thyreotrope). - ACTH: do tế bào ưa base tiết ra, điều chỉnh hoạt động tuyến thượng thận(corticotrope). - Hormon sinh dục: LH, FSH (gonadotrope). FSH: Follicule Stimulating Hormone, ở nam, phụ trách sự phát triển tinhhoàn, ống sinh tinh và sản xuất tinh trùng. Ở nữ, FSH kích thích nang trứng (DeGraaf) phát triển. LH: Lutéotrophin Hormone, ở nam, có tác dụng dinh dưỡng tế bào Leydig,kích thích bài tiết testostérone. Ở nữ, LH phối hợp với FSH làm nang De Graafchín và chế tiết estrogene, LH có tác dụng làm rụng trứng và tạo hoàng thể, chếtiết progestérone và estrogène. - Hormon tiết sữa: PRL (lactotrope): PRL được tiết gia tăng khi khi có thai,cho con bú, có stress. Tỉ PRL ở nữ tăng cao hơn ở nam gần 50%. Sự điều hòa tiếtPRL chủ yếu là do ảnh hưởng kìm hãm của Dopamin. Một số thuốc đối khángdopaminergique thường được dùng như thuốc tâm thần, thuốc băng dạ dày ruộtcũng gây tăng tiết PRL quan trọng. Bình thường: PRL < 25 ng/ml ở nữ, < 18 ng/ml ở nam. 1.3. Tác dụng đến chuyển hóa cơ bản nhất là chuyển hóa đường. 2. Thùy sau: Chứa đựng hormon ADH (Vasopressin, Oxytocin), ADH được tiết ra từvùng dưới đồi (hypothalamus). II. NGUYÊN NHÂN Suy tuyến yên có thể do nhiều nguyên nhân. 1. Phát triển / Cấu trúc: - Tổn thương yếu tố chuyển vận. - Loạn sản/bất sản tuyến yên. - Khối thần kinh sọ não bẩm sinh, encephalocele. - Rỗng tuyến yên tiên phát. - Rối loạn hypothalamus bẩm sinh (loạn sản vách ngăn-thị, hội chứngPrader-Willi, hội chứng Laurence-Moon-Biedl, hội chứng Kallmann). 2. Chấn thương: - Phẫu thuất cắt lọc. - Chiếu tia xạ.- Thương tổn ở đầu.3. Khối u:- Adenome tuyến yên.- U ngoài tuyến yên (meningioma, germinoma, ependymoma, glioma).- Nang Rathke.- U sàn sọ hầu (craniopharyngiome).- Hypothalamic hamarthoma, gangliocystoma.- Lymphoma, leukemia.- Meningioma.4. Thâm nhiễm / Viêm:- Hemochromatosis.- Viêm tuyến yên tế bào lympho.- Sarcoidosis.- Histiocytosis X.- Viêm tuyến yên dạng hạt. 5. Tổn thương mạch máu: - Thiếu máu tuyến yên. - Liên quan đến thai nghén: nhồi máu trong ĐTĐ, hoại tử tuyến yên sausinh (Sheehan). - Bệnh tế bào Sickle. - Viêm động mạch. 6. Nhiễm trùng: - Nấm: histoplasmosis. - Ký sinh trùng: Toxoplasmosis. - Lao. - Pneumocystis carinii.