Thông tin tài liệu:
Ngại các học sinh khác bị ảnh hưởng, cô giáo chủ nhiệm đã đề nghị phụ huynh mang ba em quậy phá về nhà… nghỉ dài hạn.Đó là ba học sinh phổ cập lớp 1 Trường tiểu học Huỳnh Văn Ngỡi (quận 2, TP.HCM). Ngày 7-11, phụ huynh của các em đã điếng hồn khi nhận được lời nhắn của cô giáochủ nhiệm: “Mời phụ huynh đến rút hồ sơ cho ba bé về học ở nhà!”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suýt bị đuổi học vì quá hiếu động! Suýt bị đuổi học vì quá hiếu động!Ngại các học sinh khác bị ảnh hưởng, cô giáo chủnhiệm đã đề nghị phụ huynh mang ba em quậy phávề nhà… nghỉ dài hạn.Đó là ba học sinh phổ cập lớp 1 Trường tiểu học HuỳnhVăn Ngỡi (quận 2, TP.HCM). Ngày 7-11, phụ huynh củacác em đã điếng hồn khi nhận được lời nhắn của cô giáochủ nhiệm: “Mời phụ huynh đến rút hồ sơ cho ba bé vềhọc ở nhà!”.Gia đình không trở tay kịpKhối lớp 1 phổ cập của Trường Huỳnh Văn Ngỡi nămnay có sáu bé đều là con em những gia đình có hoàn cảnhkhó khăn, từ nơi khác đến TP.HCM tạm trú. Do năm họcnày ít học sinh, các bé phổ cập được xếp học chung vớilớp phổ thông. Trong quá trình học, nếu bé nào học khásẽ được chuyển lên học lớp phổ thông.Trong sáu bé thì Tr., T. và P. là ba bé thường xuyên bị côgiáo và bạn bè la rầy, nhắc nhở. Các bé tiếp thu chậm,viết chữ xấu lại hiếu động và mải chơi. Theo nhận xétcủa giáo viên (được ghi trong tập của bé Tr.) thì bé Tr.không tập trung học, hay để chân lên bàn ghế, nghịchgiỡn trong giờ học. Có lần bé Tr. đã đánh bạn, đạp chânlên tường, chửi thề, xả rác ra lớp. Cô giáo nhắc nhở nhiềulần nhưng bé chưa tiến bộ.Cha bé Tr. lo lắng: “Con tôi học yếu nên tôi chấp nhậncho cháu học phổ cập. Nếu cháu quậy phá, mong thầy côbảo ban, gia đình cũng sẽ kèm cặp cháu. Tôi không thểnào xin cho cháu học trường khác vào thời điểm này”…Mẹ bé P. cũng không cầm được nước mắt khi nhận đượclời đề nghị không hay nêu trên. Từ Kiên Giang lênTP.HCM, hàng ngày chị bán hủ tiếu kiếm sống. Nghe nóibé P. học kém, chị đã cố gắng thuê gia sư kèm riêng bégần một tháng nay, ai ngờ bé buộc phải nghỉ học khi đãhơn nửa học kỳ I…Giáo viên làm sai quy địnhSáng 13-11, trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM, côgiáo chủ nhiệm của các em cho biết: “Tôi cũng ray rứtkhi cho các em nghỉ học. Trước đây, tôi đã báo cáo vớiban giám hiệu và gia đình về năng lực, hạnh kiểm củacác em. Do các em hay quậy phá nên nhiều phụ huynh đãgửi thư yêu cầu nhà trường có biện pháp thích hợp đểcon em họ không bị ảnh hưởng. Học phổ cập theo quyđịnh là phải được học lớp riêng, tuần ba buổi, mỗi buổihai tiếng và có giáo viên nòng cốt giảng dạy. Tôi chỉkiêm nhiệm, không thể theo sát tất cả các em. Nếu giađình đồng ý nhận về dạy dỗ, năm sau các em vẫn có thểvào lớp 1”.Tuy nhiên, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Hiệu trưởng nhàtrường, lại cho biết: “Nhà trường không hề đuổi học cácem. Đó hoàn toàn là do lỗi của cô giáo chủ nhiệm!”.Theo bà, nhà trường luôn giữ quan điểm là nếu các emphổ cập hòa nhập được với các em phổ thông thì rất tốt,không có khoảng cách và sự phân biệt. Nhưng vì điềukiện không cho phép nên năm nay các em buộc phải họcghép. Sắp tới, nhà trường sẽ áp dụng phương pháp giảngdạy riêng cho các em.Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, SởGiáo dục và Đào tạo TP.HCM, khẳng định: “Không cóquy định nào buộc các em phải nghỉ học”. Ông Điệp traođổi thêm: “Ngành giáo dục luôn khuyến khích, tạo mọiđiều kiện để trẻ em được đến trường. Những em học phổcập là do điều kiện gia đình khó khăn, không đủ giấy tờ.Các thầy cô cần kiên trì và có cách giáo dục phù hợp.Ngoài việc xử phạt, các thầy cô nên quan tâm, khuyếnkhích các em học tập, đồng thời chỉ ra những điều sai màcác em không nên làm. Sở sẽ trao đổi lại với nhà trườngđể các em có thể yên tâm theo học”.