Sau nhiều ngày giảm mạnh, chứng khoán phục hồi được 2 phiên nhưng sang ngày 17-8, hàng loạt mã cổ phiếu lại mất giá. Những người tranh mua cổ phiếu trong ngày đầu tuần đang tỏ ra lo âu bởi phải chờ đến T+4 (sau 4 ngày mua mới bán được), lúc đó giá đã giảm xuống nên có nguy cơ bị lỗ.
Do nhiều nhà đầu tư không còn hồ hởi mua vào nên điệp khúc giằng co lại diễn ra trên sàn chứng khoán, làm cho thanh khoản trên cả hai sàn trong ngày 17-8 xuống mức thấp, giá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
T+4 ngày càng rủi ro
T+4 ngày càng rủi ro
Sau nhiều ngày giảm mạnh, chứng khoán phục hồi được 2 phiên nhưng sang
ngày 17-8, hàng loạt mã cổ phiếu lại mất giá. Những người tranh mua cổ
phiếu trong ngày đầu tuần đang tỏ ra lo âu bởi phải chờ đến T+4 (sau 4 ngày
mua mới bán được), lúc đó giá đã giảm xuống nên có nguy cơ bị lỗ.
Đội lái tan rã
Do nhiều nhà đầu tư không còn hồ hởi mua vào nên điệp khúc giằng co lại
diễn ra trên sàn chứng khoán, làm cho thanh khoản trên cả hai sàn trong
ngày 17-8 xuống mức thấp, giá trị giao dịch chỉ đạt 1.793 tỉ đồng, kém hơn
nhiều so với trung bình ngày của tuần qua.
Trước đây, khi các đội lái hoạt động mạnh, dù thị trường giằng co nhưng
một số mã cổ phiếu vẫn tăng liên tiếp nhiều ngày. Nhưng nay phong trào
liên kết đội lái tan rã nên nạn làm giá từng mã cổ phiếu cũng biến mất. Anh
Nguyễn Lập, một thành viên đội lái “Bắc – Nam”, nói: “Tuần trước cả đội
lái nhất trí đánh Sao Mai (ASM) nhưng chỉ được một ngày thì gặp nạn. Thị
trường đổ dốc, các thành viên mạnh ai nấy chạy. Khi cổ phiếu về đến tài
khoản theo quy trình T+4 thì giá đã xuống sâu, bán cắt lỗ bị mất một khúc”.
Theo quy trình thanh toán hiện tại, sau khi mua xong thì đến chiều ngày thứ
3 cổ phiếu mới về đến tài khoản, nếu muốn bán phải đến sáng ngày thứ 4
mới thực hiện được. Do phải kéo dài thời gian nên trong giai đoạn thị trường
đi ngang, quy trình T+4 tạo ra rủi ro tiềm ẩn cho các nhà đầu tư ngắn hạn.
Đã lâu lắm rồi thị trường mới có một phiên mua sôi động (ngày 16-8), nhiều
nhà đầu tư hăm hở giải ngân mua vào, hy vọng sẽ có lãi (bởi giá cổ phiếu đã
giảm 30% - 45%). Nhưng chỉ sau một ngày họ cảm thấy thất vọng vì nhiều
cổ phiếu khi mua thì tăng trần, đến ngày hôm sau giá đã giảm hết biên độ.
Các mã như CYC, LGL, NHW, VHH... phiên hôm trước tăng trần, nhà đầu
tư giành nhau mua, nhưng trong phiên 17-8 lại bị chê nên giá giảm sàn, hết
phiên dư mua vẫn bằng không.
Nên mua mã có trong tài khoản
Trong thời gian chờ T+4, thị trường có thể biến động khôn lường, có những
mã giảm sàn liên tục 4-5 ngày (như mã FDC từ ngày 4 đến 10-8 giá giảm
sàn liền trong 5 ngày, tụt từ mức 45.600 đồng xuống còn 37.400 đồng, sau
đó dừng lại một ngày, rồi lại giảm sàn 2 ngày nữa), làm cho những nhà đầu
tư mới tham gia mua cổ phiếu này trở nên thất kinh.
Lý do mã này giảm mạnh có thể trước khi đạt đỉnh nó đã được đội lái đưa
lên “mây”, sau khi đội lái buông tay thì nó rơi tự do, vì vậy những người
mua lúc giá “trên trời” phải chịu lỗ lớn, bởi không thể thoát ra khi phải chờ
T+4. Hiện dòng tiền đổ vào chứng khoán đang èo uột, tình hình kinh tế vĩ
mô chưa ổn định, tâm lý nhà đầu tư đang cảm thấy bất an. Trong điều kiện
đó nếu mua liều thì sẽ thất bại.
Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán SJC, nhà
đầu tư nên hạn chế đòn bẩy tài chính vì việc cầm cố cổ phiếu để vay vốn
hiện gặp rất nhiều nguy hiểm. Khi mua xong nếu giá cổ phiếu không lên mà
phải bán cắt lỗ thì nhà đầu tư phải chịu lỗ kép (lỗ về giá, về phí, về thuế và
tiền lãi vay ngân hàng). Đồng thời, vì “sóng” từng mã cổ phiếu cũng như thị
trường hiện tại chỉ kéo dài từ 1–2 ngày, nhà đầu tư chỉ nên mua những mã có
chỉ số cơ bản tốt để đầu tư lâu dài hoặc có sẵn trong tài khoản để bán sớm.
Còn nếu mua cổ phiếu mới, chờ bán theo T+4 thì rủi ro luôn chực chờ.