Danh mục

Tác động chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với kinh tế Cuba dưới thời Tổng thống Donald Trump (2017-2021)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.80 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tác động chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với kinh tế Cuba dưới thời Tổng thống Donald Trump (2017-2021)" sẽ trình bày và đánh giá rõ hơn về tác động chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với kinh tế Cuba, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho chính sách ngoại giao của Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với kinh tế Cuba dưới thời Tổng thống Donald Trump (2017-2021)TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI KINH TẾ CUBA DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP (2017-2021) Đặng Thị Hương Giang1 1. Lớp D21SPLS01, Trường Đại học Thủ Dầu Một 1.TÓM TẮT Hoa Kỳ và Cuba là hai nước láng giềng có mối quan hệ căng thẳng trong Chiến tranh lạnh,kể từ khi Fidel Castro lật đổ chính phủ Fulgencio Batista (do Hoa Kỳ hậu thuẫn) năm 1959. Đến năm2014, Tổng thống Barack Obama (Hoa Kỳ) và Raul Castro (Cuba) đã thực hiện các bước bình thườnghóa quan hệ song phương, bao gồm khôi phục quan hệ ngoại giao và mở rộng du lịch, thương mại.Điều này đánh dấu sự khởi sắc trong quan hệ Hoa Kỳ – Cuba. Thế nhưng, sau khi Obama hết nhiệmkỳ, người đắc cử Tổng thống vào năm 2017 – Donald Trump đã tiến hành đảo ngược các chính sáchđối ngoại của Tổng thống Obama. Donald Trump tăng cường lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba,tách biệt Cuba khỏi thị trường của Hoa Kỳ. Một số ngân hàng châu Âu hoạt động ở Cuba đã bị phạthàng tỷ USD vì vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Kết quả, các ngân hàng này buộc ngừng hoạtđộng với Cuba, làm cho Cuba tăng thêm gánh nặng thương mại với nước ngoài. Thêm vào đó, tronggiai đoạn năm 2019 – 2021, đại dịch Covid 19 đã khiến ngành du lịch quốc tế, ngành kinh tế quantrọng nhất của Cuba - gần như sụp đổ hoàn toàn. Các lệnh trừng phạt tăng cường của Hoa Kỳ buộcWestern Union (dịch vụ chuyển tiền nhanh có trụ sở chính tại Hoa Kỳ) phải đóng cửa hơn 400 vănphòng ở Cuba. Tình trạng thiếu lương thực và hàng hóa trầm trọng, giá cả trên các thị trường phichính thức đã tăng vọt khiến cuộc sống người dân Cuba trở nên tồi tệ. Bài viết dưới đây sẽ trình bàyvà đánh giá rõ hơn về tác động chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với kinh tế Cuba, đồng thờirút ra bài học kinh nghiệm cho chính sách ngoại giao của Việt Nam hiện nay. Từ khoá:, chính sách ngoại giao, Donald Trump, Hoa Kỳ, kinh tế Cuba, tác động.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoa Kỳ và Cuba là hai nước láng giềng trong khu vực Mỹ latinh. Mặc dù là láng giềng nhưngquan hệ hai nước đã trải qua nhiều thăng trầm. Trong giai đoạn chiến tranh lạnh, quan hệ hai nướctrong thế đối đầu đã để lại nhiều hệ luỵ. Lệnh cấm vận Hoa Kỳ áp đặt lên Cuba từ những năm 1960kéo dài đến nay được coi là lệnh cấm vận dài nhất trong lịch sử hiện đại và quan điểm ngoại giao củahai nước về bản chất vẫn chưa có sự thay đổi rõ rệt. Đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump,đã có nhiều đánh giá cho rằng chính sách ngoại giao của Donald Trump ngày càng cứng rắn, khiếncho nền kinh tế Cuba trở nên xấu đi, bị bao vây, cấm vận nặng nề hơn so với các đời Tổng thốngtrước đó. Việc nghiên cứu về các biện pháp cấm vận, thương mại và đầu tư giúp xác định tác độngcủa chính sách này đến sự phát triển kinh tế Cuba và lợi ích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên các công trìnhnghiên cứu đã công bố trước đó chủ yếu đề cập đến mối quan hệ lịch sử giữa hai nước, chưa đi sâutrình bày các tác động chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Cuba một cách cụ thể. Do đó, tácgiả chọn đề tài “Tác động chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với kinh tế Cuba dưới thời Tổngthống Donald Trump (2017 – 2021)” để làm rõ, phân tích và đánh giá tác động của chính sách ngoạigiao Hoa Kỳ đối với kinh tế Cuba dưới thời Tổng thống Donald Trump. Qua đó rút ra bài học kinhnghiệm trong chính sách ngoại giao của Việt Nam hiện nay.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU Phương pháp: - Phương pháp lịch sử: trình bày tiến trình ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba trong lịch sử. 216 - Phương pháp logic: thông qua tiến trình ngoại giao giữa hai nước Hoa Kỳ và Cuba, phân tíchvà đánh giá được mối quan hệ giữa chính sách ngoại giao Hoa Kỳ đối với tình hình kinh tế Cubanhững năm 2017-2021. Ngoài ra đề tài còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu Quan hệ quốc tế: - Phương pháp quan sát: theo dõi gián tiếp các thông tin liên quan đến chính sách ngoại giaocủa Hoa Kỳ đối với Cuba trên các nguồn thông tin đại chúng để thu thập thông tin, tư liệu khách quancho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tài liệu: tài liệu tiếp cận của đề tài chủ yếu là các bài báo, tạp chí, sách,ngoài ra còn có các tuyên bố của nhà cầm quyền (Reagan, Kenedy, Donald Trump), các chính sáchđối ngoại của Hoa Kỳ (“hoà bình thông qua sức mạnh”, “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, “nước Mỹ trênhết”). - Phương pháp đánh giá: chỉ ra được điểm tích cực/tiêu cực mà chính sách ngoại giao của HoaKỳ tác động đến kinh tế Cuba. Dữ liệu: Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu từ các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách ngoạigiao của Hoa Kỳ đối với Cuba. Các trang thông tin chính thống của Trung tâm nghiên cứu Mỹ Latinh và Latinh, The New YorkTimes, Cuba Solidarity Campaign… Bài phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: