Danh mục

Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.45 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết lược khảo kết quả các nghiên cứu đã có liên quan đến biến đổi khí hậu - nước biển dâng ở đồng bằng sông Cửu Long, phỏng đoán các nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệ sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu LongDiễn đàn Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu LongThành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬULÊN HỆ SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGLê Anh TuấnKhoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiênViện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần ThơE-mail: latuan@ctu.edu.vnTóm tắtĐồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trướckhi đổ ra biển. ĐBSCL được xem là vùng canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lớnnhất Việt Nam. Đây là vùng đất nằm trong khu vưc khí hậu gió mùa, địa hình thấp, hệthống sông rạch, kênh mương chằng chịt, hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng và nhạycảm. Vùng đồng bằng này rất phức tạp về đặc điểm thủy văn - nguồn nước: chịu ảnhhưởng của lũ lụt vào cuối giữa và mùa mưa hằng năm, thiếu nguồn nước nghiêm trọngvào mùa khô. Chất lượng nước thì bị chi phối mạnh mẽ bởi sự xâm nhập mặn từ biểntheo thủy triều, nguồn nước còn bị ảnh hưởng của phèn và ô nhiễm.Các báo cáo nghiên cứu cho thấy vùng ĐBSCL đang và sẽ chịu những tác động nghiêmtrọng do hiện tượng biến đổi khí hậu - nước biển dâng lên toàn bộ hệ sinh thái, cơ cấucanh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội - sinh kế - văn hóa khácnhau. Nguy cơ này đe dọa sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng nếu ngay bây giờchúng ta không có những đối sách thích ứng hợp lý đối với các tác động này.Bản báo cáo này lược khảo kết quả các nghiên cứu đã có liên quan đến biến đổi khí hậu nước biên dâng ở ĐBSCL, phỏng đoán các nguy cơ, phân tích tính tổn thương cho hệsinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Đây là cơ sở khoa học cho các nhàhoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô có những chính sách hợp lý cần triển khai áp dụng kịpthời để hạn chế các thiệt hại cho cư dân cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.Từ khóa:Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng, Hệ sinh thái, Nông thôn, Đồng bằng sông Cửu Long--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------“Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long”Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần ThơDiễn đàn Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu LongThành phố Cần Thơ, Việt Nam, 5-6/6/2009---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1. BỐI CẢNH KHU VỰCĐồng bằng sông Cửu Long (Hình 1) là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekongtrước khi đổ ra Biển Đông. ĐBSCL có diện tích tự nhiên xấp xỉ 39.734 km2 (NEDECO,1993), chiếm trên 4% diện tích toàn lưu vực sông Mekong. Đoạn sông Mekong khi chảyvào lãnh thổ Việt Nam ra đến biển dài 225 km (Tuấn, 2000), chỉ chiếm khoảng 5.17%tổng chiều dài sông chính. Địa hình vùng ĐBSCL khá thấp và phẳng, độ dốc trung bìnhlà 1cm/km (1/100.000), có những vùng trũng như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giácLong Xuyên - Hà Tiên và một số vùng trũng nhỏ ở U Minh. Đồng bằng có hai mặt giápbiển dài hơn 600 km, chịu tác động của cả hai loại triều khác nhau từ Biển Đông (bánnhật triều không đều) và triều Biển Tây (nhật triều không đều), tạo nên một sự phức tạpvề chế độ thủy văn: phân phối dòng chảy thay đổi theo mùa và kỳ triều, đồng thời có cácxáo trộn về chất lượng nước.ĐBSCL nằm trọn trong khu vực Châu Á gió mùa, mỗi năm chỉ có 2 mùa là mùa nắng vàmùa mưa. Mùa mưa kéo dài trong từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài trong 7tháng còn lại của năm. Mỗi năm vùng đồng bằng nhận một lượng mưa rơi vào khoảng1.600 – 2.200 mm, nước mưa chiếm 90% tổng lượng vào mùa mưa (Tuấn, 2000). Từgiữa đến cuối mùa mưa, khu vực phía Tây và phía Bắc Đồng bằng bị ngập lũ từ sôngMekong, ước tính có khoảng 1.2 – 1.9 triệu ha bị ngập lũ, chủ yếu là vùng Tứ giác LongXuyên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu. Nước mặn xâm nhậptừ biển làm ảnh hưởng trên 50% diện tích canh tác, đặc biệt là vào mùa khô. Ngoài ra,vấn đề đất phèn – nước phèn luôn là một thử thách cho canh tác nông nghiệp ở đây. Tổngdiện tích đất phèn ở ĐBSCL là 1,6 triệu ha.Lưu vực sông Mekong được xem là một nơi có hệ sinh thái và đa dạng sinh học lớn thứhai trên thế giới, chỉ sau lưu vực sông Amazone (WWF, 2004). ĐBSCL được xem làvùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Tuấn và Guido, 2007). Thống kê năm 1998,đồng bằng có khoảng 280.000 đất rừng (Nhân, 1997), bao gồm cả rừng ngập mặn venbiển và hệ rừng tràm nội địa. Tính đa dạng sinh học ở vùng ĐBSCL rất cao, phong phúcả về lượng và loài thực và động vật. Hệ sinh thái vùng ĐBSCL được đánh giá là nhạycảm với các biến động thời tiết và động thái, cũng như chất lượng nguồn nước. Các h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: