Trong phạm vi bài viết, cung cấp tổng quan về chương trình học tập SEL, vai trò của khả năng điều tiết cảm xúc đối với trẻ em trong học đường. Bên cạnh đó, bài viết còn chứng minh sự tác động tích cực của chương trình SEL đến khả năng điều tiết cảm xúc của trẻ em qua kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm, từ đó đưa ra đề xuất về định hướng nghiên cứu sâu hơn tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các chương trình học tập cảm xúc và xã hội (sel) đến khả năng điều tiết cảm xúc của trẻ em trong học đường
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH
HỌC TẬP CẢM XÚC VÀ XÃ HỘI (SEL) ĐẾN KHẢ NĂNG
ĐIỀU TIẾT CẢM XÚC CỦA TRẺ EM TRONG HỌC ĐƯỜNG
Lê Ngọc Bảo Trâm*
Tóm tắt
Khả năng điều tiết cảm xúc là yếu tố quan trọng trong khái niệm về trí tuệ
cảm xúc (EI) giúp các cá nhân có thể phản ứng và thích nghi với cuộc sống
một cách hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng này có thể
được phát triển qua hoạt động học tập và luyện tập. Học tập cảm xúc và xã
hội (social and emotional learning – SEL) là chương trình giáo dục tác động
đến quá trình phát triển năng lực cảm xúc và xã hội của trẻ em thông qua
năm năng lực cốt lõi gồm có: tự nhận thức bản thân, tự quản lý bản thân,
nhận thức xã hội, các kỹ năng xã hội và ra quyết định có trách nhiệm. Đã
có nhiều nghiên cứu chứng minh việc áp dụng SEL giúp trẻ em thành công
trong học đường và cuộc sống. Trong phạm vi bài viết, tác giả cung cấp tổng
quan về chương trình học tập SEL, vai trò của khả năng điều tiết cảm xúc
đối với trẻ em trong học đường. Bên cạnh đó, bài viết còn chứng minh sự tác
động tích cực của chương trình SEL đến khả năng điều tiết cảm xúc của trẻ
em qua kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm, từ đó đưa ra đề
xuất về định hướng nghiên cứu sâu hơn tại Việt Nam.
Từ khoá: Học tập cảm xúc và xã hội (SEL), can thiệp trong nhà trường về
SEL, mô hình SEL, điều tiết cảm xúc, trẻ em
* Khoa Tâm lý học, Đại học KHXH&NV – ĐHQG TPHCM
Liên hệ: tram.le@hcmussh.edu.vn
499
THE IMPACT OF SOCIAL AND EMOTIONAL LEARNING
(SEL) PROGRAMS ON EMOTION REGULATION ABILITIES
OF CHILDREN IN SCHOOL
Abstract
Emotion regulation abilities are important factors in the emotional
intelligence (EI) concept which enables individuals to respond and adapt to
their life effectively. The research results show that these abilities could be
developed in learning and practicing. Social and emotional learning (SEL)
is an educational program which impacts the development of social and
emotional competencies of children throughout five key aptitudes included:
self-awareness, self-management, social awareness, social skills and
responsible decision-making. There are many studies illustrating that the
application of SEL helps children succeed in school and their lives. Within
the article, the author provides an overview of the SEL program, the role of
emotional regulation abilities on children in school. Besides, this article also
discusses the positive impacts of SEL on the emotion regulation of children
by synthetic results from experiment studies. Therefore, the suggestions on
the direction of further research in Vietnam are proposed.
Keywords: Social and emotional learning (SEL), school-based SEL
intervention, models of SEL, emotion regulation, children
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, bên cạnh những cơ hội phát triển về giáo
dục và đời sống xã hội, sức khoẻ tâm thần của trẻ em đã và đang là vấn đề
được quan tâm. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới tại khu vực châu Âu
(WHO, 2021), rối loạn trầm cảm và lo âu được xếp vào nhóm năm nguyên
nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật nói chung ở trẻ em (được đo
bằng số năm sống được điều chỉnh theo khuyết tật). Quỹ nhi đồng liên
hiệp quốc (UNICEF) Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn đã
thực hiện nghiên cứu trên 402 học sinh từ 11 đến 17 tuổi tại các khu vực
đại diện cho thành thị và nông thôn ở Việt Nam. Kết quả thống kê cho
thấy có 8% đến 29% trẻ em và vị thành niên được ghi nhận có các vấn đề
sức khoẻ tâm thần như lo âu, căng thẳng và trầm cảm. Trong đó có 2,7%
500
trẻ vị thành niên tự tử (ODI và UNICEF Việt Nam, 2018). Tuy con số này
thấp hơn so với tỷ lệ chung toàn cầu là 9%, nhưng báo cáo trên cũng dự
đoán về xu hướng gia tăng trong những năm tiếp theo. Trong hai năm trở
lại đây, đại dịch COVID-19 đã diễn ra theo chiều hướng ngày càng phức
tạp đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam,
khiến thu nhập của người lao động và cơ hội việc làm bị sụt giảm đáng kể,
các hoạt động giáo dục chuyển đổi sang số hoá để thích nghi. Điều này đã
gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc, động lực sống của người lớn và trẻ
em. Một nghiên cứu định tính khác của UNICEF (2020) về việc “đánh giá
nhanh tác động kinh tế và xã hội của đại dịch COVID-19 đối với trẻ em và
gia đình tại Việt Nam” cho thấy có sự gia tăng căng thẳng, lo âu và trầm
cảm ở các trẻ. Trong đó, trẻ em trên 7 tuổi phải đối mặt với nhiều thách
thức về sức khoẻ tâm thần và tâm lý hơn trẻ nhỏ do các em đã nhận thức
được sự thay đổi của bối cảnh xã hội trong giai đoạn dịch bệnh.
Trong khi đó, trẻ em được xem là giai đoạn lứa tuổi chủ yếu để thúc
đẩy cảm giác hạnh phúc (well-being), vì phần lớn những vấn đề về tâm lý
đều xuất phát từ chính giai đoạn này, ...