Danh mục

Tác động của các xu thế lớn tới sự phát triển bền vững của Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 424.05 KB      Lượt xem: 114      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xu thế lớn (Megatrend) hiện nay là một thay đổi dài hạn ở đó ảnh hưởng tới các chính phủ, xã hội và nền kinh tế vĩnh viễn qua một thời gian dài. Một số xu thế lớn đã thay đổi nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả tập trung vào bốn xu thế lớn tại Việt Nam bao gồm: hình thái thương mại mới, nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu và già hóa dân số. Bên cạnh đó tác giả đưa ra góc nhìn tổng quan về Việt Nam, tác động của các xu thế đó và một số giải pháp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các xu thế lớn tới sự phát triển bền vững của Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ LỚN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM ThS. Vũ Thị Phương Thảo ThS. Hoàng Thị Mai Anh Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt Xu thế lớn (Megatrend) hiện nay là một thay đổi dài hạn ở đó ảnh hưởng tới các chính phủ, xã hội và nền kinh tế vĩnh viễn qua một thời gian dài. Một số xu thế lớn đã thay đổi nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả tập trung vào bốn xu thế lớn tại Việt Nam bao gồm: hình thái thương mại mới, nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu và già hóa dân số. Bên cạnh đó tác giả đưa ra góc nhìn tổng quan về Việt Nam, tác động của các xu thế đó và một số giải pháp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Từ khóa: Megatrend, xu thế, phát triển bền vững, Việt Nam I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC XU THẾ LỚN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM Về bản chất, xu thế lớn có tính toàn cầu hoặc khu vực, là xung lực liên tục, và tác động biến đổi mạnh đến doanh nghiệp, nền kinh tế, xã hội, văn hóa và đời sống cá nhân (Frost & Sullivan). Các xu thế này định hình lại thế giới của chúng ta qua việc thay đổi quy tắc của cuộc chơi. Sự thay đổi có thể có lúc từ từ, nhưng có lúc nhanh và có tác động đột ngột. Thông qua nghiên cứu chuyên sâu với 300 nhân vật cấp cao, bao gồm các chủ sở hữu tài sản toàn cầu, nhà quản lý đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ, Willis Towers Watson xác định được năm xu hướng chính ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, hệ thống tài chính và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc cũng như 21 xu thế phụ. Năm xu thế lớn bao gồm: tiến bộ của công nghệ, xã hội và nhân khẩu học, biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa và sự phát triển của các thị trường mới nổi. Trong bối cảnh phát triển bền vững và cạnh tranh của Việt Nam, hiện nay cần tập trung vào bốn xu thế lớn. Đó là: (i) hình thái thương mại mới, (ii) nền kinh tế tri thức, (iii) biến đổi khí hậu, và (iv) già hóa dân số. Xu thế lớn mang đến cả rủi ro và cơ hội, và điều quan trọng là tìm ra cách tận dụng chúng để tạo ra lợi thế của Việt Nam. 1.1. Xu thế thứ nhất: Thay đổi hình thái thƣơng mại Hiện nay, thương mại đang chậm lại, điều này tạo ra cạnh tranh lớn hơn cho các nước như Việt Nam. Việt Nam đã được hưởng lợi từ một khu vực FDI mạnh - là một động lực mạnh mẽ cho dòng chảy thương mại, đồng thời trực tiếp sử dụng 2.4 triệu người lao động. Tuy nhiên, các nước láng giềng, như Campuchia và Myanmar, đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút việc làm sản xuất tay nghề thấp. Trong một số trường hợp, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng thậm chí còn dẫn đến việc công ăn việc làm quay trở về nước sở tại của FDI. 102 Việt Nam có thể khai thác các hình thái thương mại mới để tạo lợi thế. Việt Nam nên tận dụng các thỏa thuận thương mại mới như CP-TPP, đồng thời tận dụng lợi thế của nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa gia công của một lớp người tiêu dùng đang lớn mạnh ở Châu Á. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập để tiêu dùng thêm ở các nước đang phát triển ở Châu Á được dự báo tăng nhanh, từ 20% năm 2002 lên 80% vào năm 2030. Tại Hà Nội, chúng ta thấy các trung tâm mua sắm như Aeon Mall, Royal City và Lotte có rất đông các gia đình vào dịp cuối tuần. Các gia đình trung lưu hiện nay có thời gian và tiền bạc cho các hoạt động giải trí, và điều này sẽ chỉ tăng trong những năm tới. 1.2 Xu thế thứ hai: Sự trỗi dậy của nền kinh tế tri thức và tự động hóa. Không có gì ngạc nhiên khi người lao động thế kỷ 21 đòi hỏi phải có một nhóm kỹ năng phức tạp hơn trước đây. Tự động hóa cũng góp phần thúc đẩy điều này, do máy móc đang đảm nhận các công việc thủ công và lặp lại, cùng với đó là nhu cầu ngày càng lớn của một lớp người tiêu dùng ngày càng đông đối với các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao. Ví dụ, nhu cầu về lao động chân tay sẽ ít hơn, chẳng hạn như công việc bốc vác tại các bến cảng. Thay vào đó, người lao động với nhiều kỹ năng kiến thức chuyên sâu, ví dụ như hiểu biết về máy tính hay ngành logistics, sẽ là cần thiết để đảm bảo rằng các lô hàng vận chuyển chính xác và đúng giờ. Một thách thức quan trọng ở Việt Nam là chỉ có 8% lực lượng lao động có trình độ đại học, chưa đủ để tạo bước nhảy vọt vào nền kinh tế tri thức. Các dân tộc thiểu số, người lao động lớn tuổi và một số nhóm thanh niên ở Việt Nam đặc biệt rủi ro. Trong khi một nền kinh tế tập trung công nghệ có tiềm năng mở ra cơ hội gia tăng việc làm có chất lượng tốt hơn, thì người lao động cần được trang bị bộ kỹ năng hợp lý để vượt cơn sóng này. 1.3. Xu thế thứ ba: Biến đổi khí hậu Tốc độ tăng nhiệt độ mỗi thập kỷ ở Việt Nam từ kể từ những năm 1960, gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Mực nước biển dâng cao có thể làm cho một phần ba dân số Việt Nam có nguy cơ ngập lụt, con số này là hơn 80% ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Thay đổi độ mặn đe dọa 2/3 lượng cá nuôi trồng ở Việt Nam. Và sụt lún đất kết hợp với tăng độ mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, gây nguy cơ cho sinh kế của 13,6 triệu nông dân trồng lúa. Đây là những con số thống kê nghiêm trọng. Sự chuyển đổi trong cách chúng ta sản xuất và kinh doanh là cần thiết, và cần thiết chuyển đổi ngay. Ví dụ, các nhà sản xuất hàng hóa sơ cấp có thể quan tâm đến hạn hán, hoặc lũ lụt, cây trồng hoặc vật nuôi kháng bệnh. Các công ty khai thác du lịch có thể đa dạng hóa sản phẩm tới các vùng ít bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao hoặc nhiệt độ cao 1.4. Xu thế thứ tƣ: Sự già hóa dân số của Việt Nam Việt Nam đang và sắp trải qua tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: