Danh mục

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lao động ngành dệt may Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.53 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo của ILO (2016) cũng đánh giá trong số các ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam thì ngành dệt may chịu tác động mạnh mẽ nhất của quá trình tự động hóa. Bài viết này tập trung vào phân tích tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 lên lao động của ngành dệt may.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lao động ngành dệt may Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TS. Nguyễn Kế Nghĩa Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tại Việt Nam, ngành dệt may có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội đó là môt trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Lao động trong ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động của các ngành chế biến, chế tạo, trong đó ngành may (sản xuất trang phục) thu hút khoảng ¼ trong tổng số lao động ngành công nghiệp và có xu hướng tăng qua các năm. Dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong những năm gần đây. Sự tham gia sâu của các doanh nghiệp nước ngoài có thể đẩy quá trình thay đổi các phương thức sản xuất của ngành này theo xu hướng của Các mạng công nghiệp 4.0 xảy ra nhanh hơn. Báo cáo của ILO (2016) cũng đánh giá trong số các ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam thì ngành dệt may chịu tác động mạnh mẽ nhất của quá trình tự động hóa. Bài viết này tập trung vào phân tích tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 lên lao động của ngành dệt may. Từ khóa: Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, ngành dệt may, lao động dệt may. Abstracts In Vietnam, the textile and garment industry has a significant impact on the social economy as it is one of the labour-intensive industries. Labour in the textile and garment industry makes up a large proportion of labour used in the processing and manufacturing sector. Garment industry (clothing manufacturers) attracts one-fourth of the gross number of labours used in the industrial sector and is in a growing trend. Textile and garment industry is one of the industries having biggest import and export turnover in recent years. The participation of foreign enterprises would push this industry into applying production methods of industrial revolution 4.0 more quickly. The ILO report in 2016 also suggested that in the processing and manufacturing sector, automation would have the biggest impact on the textile and garment industry. This paper focuses on analyzing the impact of the industrial revolution 4.0 on labour in Vietnam’s textile and garment industry. Key word: industrial revolution 4.0, the textile and garment, labours 1. Khái quát thực trạng ngành dệt may Việt Nam 294 Trong quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020, ngành công nghiệp dệt may sẽ trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao, tạp nhiều việc làm cho xã hội. Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành dệt may có kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu hàng năm ở mức 15%, đưa dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 2 chỉ sau điện thoại và các linh kiện. Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2017 đạt hơn 31 tỷ USD, tăng hơn 10,23% so với năm 2016 và chiếm đến tỷ trọng xuất khẩu 15,92 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hình 1- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Hàng thủy sản 4,05% Điện thoại và linh kiện 18,66% Phương tiện vận tải và phụ tùng 4,03% Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 5,04% Sắt thép 2,14% Giày dép 7,41% Sản phẩm dệt may 15,92% Nguồn: Tổng cục Thống kê Dệt may Việt Nam là một trong những ngành gia công xuất khẩu quan trọng khi Việt Nam mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Dệt may cũng là ngành được hưởng lợi đặc biệt khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại cũng như đa phương. Ví dụ, sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các thị trường khác. Chỉ riêng trong năm 2002, giá trị xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng hơn 21 lần lên hơn 950 triệu USD so với mức 45 triệu USD năm 2001. Ngành dệt may của Việt Nam cũng được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại khác, như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU, Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Theo hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản đang có xu hướng tăng cao do các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi về ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương với Nhật Bản. Năm 2010, năm đầu tiên thực hiện hiệp định đối tác Việt Nam – Nhật Bản, kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào quốc gia này tăng 295 20% so với năm 2009. Bên cạnh đó, Hiệp định Tự do Việt Nam – EU ký kết vào năm 2015 mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp dệt may tiếp cận dễ dàng hơn vào thị trường Châu Âu. Ngành dệt may bao gồm các lĩnh vực chính là sản xuất sợi, dệt nhuộm (thuộc nhóm hoàn thiện sản phẩm dệt) và may mặc. Bảng 1 cho thấy dệt may của Việt Nam chủ yếu là ngành may mặc với số lượng doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều so với các ngành còn lại trong nhóm và số lao động chiếm tới 81,37% tổng số lao động của ngành dệt may. Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp và tổng số lao động trong ngành dệt may Số doa ...

Tài liệu được xem nhiều: