Danh mục

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trường lao động Việt Nam

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.00 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trường lao động Việt Nam. Trong thời gian gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến khá nhiều và nó đang tác đông đến khá nhiều lĩnh vực từ hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị doanh nghiệp đến toàn bộ nền kinh tế quốc gia, thị trường lao động,...Nó như một làn gió mang lại nhiều cơ hội và không ít những thách thức cho mọi quốc gia trên thế giới trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trường lao động Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ThS. Đồng Thị Hiên Trƣờng Đại học Hải Phòng Trong thời gian gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến khá nhiều và nó đang tác đông đến khá nhiều lĩnh vực từ hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị doanh nghiệp đến toàn bộ nền kinh tế quốc gia, thị trường lao động, ….Nó như một làn gió mang lại nhiều cơ hội và không ít những thách thức cho mọi quốc gia trên thế giới trong tương lai. Trong khuôn khổ bài báo tác giả phân tích những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trường lao động Việt Nam. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; thị trường lao động; tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trường lao động Việt nam. 1. MỞ ĐẦU - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ( Cách mạng công nghiệp 4.0) là số hóa chuỗi giá trị từ nhà máy đến khách hàng, nó kết hợp các hoạt động sản xuất, công nghệ thông tin, kỹ thuật…để số hóa các hoạt động kinh doanh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này có sự khác biệt rất lớn và toàn diện so với các cuộc cách mạng đã diễn ra trước đây. Đó là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, Internet kết nối vạn vật, và internet kết nối các hệ thống. Đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hợp nhất giữa các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, sinh học để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, các hệ thống kết nối internet. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi manh mẽ phương thức sản xuất và phương pháp quản trị “ Các nhà máy thông minh”, “Công sở và thành phố thông minh” được kết nối internet, liên kết với nhau thành một hệ thống thay vì các dây truyền sản xuất và các phương pháp quản trị hành chính trước đây. Nhờ khả năng kết nối bằng máy tính, các thiết bị di động tiếp cận với các cơ sở dữ liệu lớn từ nhiều nguồn, những tính năng xử lý thông tin được nhân lên nhờ những đột phá về công nghệ bằng trí tuệ nhân tạo, người máy, công nghệ in 3D, công nghệ na – nô, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, công nghệ vật liệu mới… Chính vì những đặc trưng này mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hình 1: Internet kết nối vạn vật - IoT 116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 2. NỘI DUNG 2.1. Tác đ ng cách mạng công nghiệp 4.0 đến Việt Nam Có thể nói, cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang đến các nước phát triển nói chung và Việt nam nói riêng những cơ hội và thách thức cực lớn.[2] - Cơ hội: Trong xu thế hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn đầu, các nước gần như “bình đẳng” về cơ hội khi bắt đầu tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp này. Chính vì vậy, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển khác. Để thực hiện được điều này, Việt Nam sẽ phải đi thẳng vào nghiên cứu, ứng dụng. - Thách thức: Trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, những yếu tố mà Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục... 2.2 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trƣờng lao động Việt Nam 2.2.1 Khái niệm thị trường l o đ ng Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác. Như chúng ta đã biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dù mới bắt đầu nhưng nó đang tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động trên thị trường. Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức vì thế mà thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Nền kinh tế với trình độ tự động hóa cao và có tính sáng tạo, đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. 2.2.2 Tác đ ng cách mạng c ng nghiệp 4.0 đến thị trường l o đ ng Việt N m [1 3 4 5] Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hẹp khoảng cách phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt, nguồn lao động trẻ dồi dào là lợi thế lớn của Việt Nam, bởi đây là lực lượng có khả năng hấp thụ tốt nhất về khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, trong nền công nghiệp 4.0 với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa, thì Việt Nam đứng trước nhiều vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể: Một là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp: Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại hai cách tính khác nhau về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, bao gồm từ đào tạo dưới 1 năm và từ trình độ sơ cấp trở lên. Trong khi đó, theo cách tính của Tổng cục Thống kê, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật l ...

Tài liệu được xem nhiều: