Danh mục

Tác động của chỉ số năng lực logistics tới kết quả hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 609.67 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này sử dụng mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) để xem xét tác động của chỉ số năng lực logistics quốc gia (LPI) lên kết quả họat động thương mại quốc tế của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số LPI có tác động tích cực lên kết quả thương mại quốc tế của Việt Nam, kết quả này chỉ ra rằng khi Việt Nam cải thiện chỉ số năng lực logistics sẽ làm tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của chỉ số năng lực logistics tới kết quả hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ NĂNG LỰC LOGISTICS TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GS,TS. Đặng Đình Đào - Trường Đại học Kinh tế quốc dân ThS. Nguyễn Tiến Dũng - Trường Đại học Quy Nhơn TS. Vũ Thị Nữ - Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) để xem xét tác động của chỉ số năng lực logistics quốc gia (LPI) lên kết quả họat động thương mại quốc tế của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số LPI có tác động tích cực lên kết quả thương mại quốc tế của Việt Nam, kết quả này chỉ ra rằng khi Việt Nam cải thiện chỉ số năng lực logistics sẽ làm tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra trong 6 thành phần cấu thành nên chỉ số LPI thì có 5 thành phần có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê lên kết quả thương mại quốc tế của Việt Nam, đó là: Kết cấu hạ tầng, Vận tải quốc tế, Chất lượng dịch vụ logistics, Khả năng theo dõi và truy xuất và Thời gian giao hàng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao năng lực logistics từ đó thúc đấy sự phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: Thương mại quốc tế, chỉ số năng lực logistics quốc gia, LPI, mô hình lực hấp dẫn THE IMPACT OF LOGISTICS PERFORMANCE ON VIETNAM'S INTERNATIONAL TRADE Abstract: This study uses the gravity model to examine the logistics performance index (LPI) impact on Vietnam's international trade operation from 2007 to 2018. Research results show that the LPI positively impacts Vietnam's global trade results. This result indicates that when Vietnam improves LPI, it will increase import and export turnover. In addition, the research results also suggest that five components in six components making up the LPI index have a positive and statistically significant impact on Vietnam's international trade results, including Infrastructure, Ease of Arranging Shipments, Quality of Logistics Services, Tracking and Tracing, and Timeliness. Based on the research results, the authors make some recommendations and solutions to improve LPI, thereby promoting the development of the international trade of Vietnam in the future. Keywords: International trade, logistics performance index, LPI, gravity model 1. Giới thiệu Logistics ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư trong nước, tăng cường thương mại nội địa cũng như thương mại quốc tế. Hơn nữa, hoạt động logistics hiệu quả còn là chìa khóa cho sự phát triển chung của một nền kinh tế. Một lý do thuyết phục để giải thích cho sự phát triển kinh tế vững chắc của các 428 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Đức, Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore đó chính là hiệu quả trong hoạt động logistics (Armstrong & Associates Inc., 2016). Hoạt động logistics hiệu quả sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của một quốc gia, giảm chi phí giao dịch và tăng tiềm năng hội nhập toàn cầu (Prawpan Oruangke, 2021). Bên cạnh đó, hoạt động logistics hiệu quả cũng chính là giải pháp cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh (Arvis & cộng sự, 2014) và là yếu tố then chốt của phát triển nền kinh tế bền vững (Bizoi & Sipos, 2014). Trong khi đó, thương mại quốc tế là một thành phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Các quốc gia dựa vào thương mại quốc tế để gia tăng doanh số xuất khẩu các sản phẩm được sản xuất trong nước của họ trên thị trường toàn cầu và hoạt động này luôn được coi là một phương tiện quan trọng để phát triển kinh tế. Hoạt động logistics được vận hành hiệu quả chính là một trong những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho sự tăng trưởng của thương mại quốc tế (Gani, 2017). Theo Hausman & cộng sự (2013), năng lực logistics có tác động không nhỏ đến khối lượng giao dịch giữa các đối tác thương mại. Cải tiến dịch vụ logistics sẽ giúp các nước sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn và khuyến khích quá trình đa dạng hóa xuất nhập khẩu, góp phần cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế (De & Saha, 2013). Ngành dịch vụ logistics của Việt Nam càng ngày thể hiện được vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, nó đảm bảo việc lưu thông dòng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của cả nước cũng như góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới (WB) về Chỉ số năng lực logistics quốc gia (LPI), Việt Nam đứng thứ 39/160 nước trong năm 2018, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước thuộc ASEAN. Tuy nhiên, ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như chi phí logistics còn cao, tại Việt Nam chi phí logistics tương đương 20,9% GDP năm 2014 và khoảng 18% GDP năm 2018 (nhưng thực tế, theo chúng tôi, con số này còn cao hơn nhiều!) trong khi chi phí logistics của Hoa Kỳ, Singapore chỉ khoảng 7,5-8,5% GDP, Trung Quốc là 14,5% (Bộ Công Thương, 2020). Ngoài ra, ngành logistics Việt Nam còn một số điểm yếu khác như cơ sở hạ tầng logistics thiếu sự kết nối giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau cũng như thiếu sự kết nối giữa các doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để nâng cao năng lực logistics đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ và chiều tác động của chỉ số năng lực logistics (LPI) cũng như các thành phần của nó đối với kết quả họat động thương mại ...

Tài liệu được xem nhiều: