Danh mục

Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 882.38 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam trên cơ sở nguồn số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê của 63 tỉnh/thành phố từ năm 2011 đến năm 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 191 TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỚI TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Trần Thị Thu Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam trên cơ sở nguồn số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê của 63 tỉnh/thành phố từ năm 2011 đến năm 2018. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng chuyển dịch cơ cấu ngành có tác động thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội trong giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên mức độ tác động có sự khác biệt giữa các ngành kinh tế. Bên cạnh đó, các yếu tố như vốn đầu tư xã hội, vốn nhân lực, thể chế quản trị cũng có tác động thúc đẩy năng suất lao động xã hội gia tăng. Đáng chú ý là vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ có tác động đến tăng năng suất lao động xã hội tuân theo hình chữ U. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy năng suất lao động xã hội của Việt Nam tăng nhanh và bền vững. Từ khóa: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, năng suất lao động xã hội, thể chế quản trị, vốn nhân lực, vốn đầu tư xã hội. IMPACT OF ECONOMIC SECTOR RESTRUCTURING ON SOCIAL LABOR PRODUCTIVITY GROWTH IN VIETNAM Abstract This study uses an econometric model to assess the impact of economic sector restructuring on social labor productivity growth in Vietnam by using data collected from the Statistical Yearbook of 63 provinces/cities from 2011 to 2018. The estimation results show that industry restructuring has an impact on social labor productivity growth during the research period, but the level of impact is different between economic sectors. In addition, factors such as social investment capital, human capital, and governance institutions also have an impact on social labor productivity growth. It is noteworthy that investment capital for scientific and technological research and development has an impact on social labor productivity growth in a U-shape. Based on the research results, the author proposes some recommendations to promote Vietnam’s social labor productivity to increase rapidly and sustainably. Keywords: economic sector restructuring, social labor productivity, governance institutions, human capital, social investment capital. 192 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 1. Đặt vấn đề Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật trong việc cải thiện năng suất lao động của nền kinh tế, thể hiện ở mức năng suất lao động xã hội (NSLĐXH) tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, mức NSLĐXH của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. NSLĐXH của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD/lao động (tương đương 102 triệu đồng/lao động), chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% NSLĐ của Philipin. Chênh lệch mức NSLĐXH (tính theo PPP 2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 132.566 USD/lao động năm 2011 lên 141.276 USD/lao động năm 2018; tương tự, của Malaysia từ 42.397 USD/lao động lên 47.545 USD/lao động; Thái Lan từ 14.985 USD/lao động lên 18.973 USD/lao động. Mức năng suất thấp đang là yếu tố cản trở đối với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể thu hẹp dần khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. Như vậy, để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước thì việc tăng nhanh NSLĐXH đối với Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Năng suất lao động xã hội chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một yếu tố quan trọng. Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực theo hướng CNH-HĐH, thể hiện ở tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần và tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp có xu hướng tăng dần. Năm 2018, tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm 83,7% GDP, tiến dần tới mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là 85% GDP. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là kết quả chuyển dịch này có tác động đến tăng NSLĐXH ở Việt Nam trong thời gian qua không? Và tác động như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, tác giả sử dụng các mô hình kinh tế lượng với dữ liệu bảng để xem xét tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh ...

Tài liệu được xem nhiều: