Danh mục

Tác động của di cư lao động đến các hộ gia đình ở nông thôn Thanh Hóa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 347.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Di cư giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn ở nước ta. Cùng với nhịp độ tăng trưởng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, các hoạt động kinh tế, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền đã thúc đẩy quá trình di cư lao động (DCLĐ), cơ cấu lại dân số giữa các khu vực, quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của di cư lao động đến các hộ gia đình ở nông thôn Thanh Hóa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN THANH HÓA THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) NCS. Đoàn Văn Trường1 Tóm tắt: Di cư giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa vàhiện đại hóa nông thôn ở nước ta. Cùng với nhịp độ tăng trưởng và đa dạng hóa cácloại hình dịch vụ, các hoạt động kinh tế, sự phát triển không đồng đều giữa các vùngmiền đã thúc đẩy quá trình di cư lao động (DCLĐ), cơ cấu lại dân số giữa các khu vực,quốc gia. Nhìn nhận tác động của DCLĐ cần được xem xét ở cả hai khía cạnh: tích cựcvà hạn chế, bởi tác động của DCLĐ không chỉ giới hạn ảnh hưởng trong gia đình màcòn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng. Từ khóa: Di cư, di cư lao động, nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, DCLĐ trên địa bàn huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tácđộng tích cực và sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống người dân nông thôn, đặc biệt là quátrình biến đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp... Tác động của di cư lao động có thểxem xét ở các cấp độ khác nhau, từ cấp độ bản thân người di cư, gia đình, bạn bè, cộngđồng nơi đi, nơi đến cho đến các cấp độ cao hơn như khu vực hay quốc tế. Trong bàiviết này, tác giả tập trung xem xét tác động của DCLĐ đến các hộ gia đình ở khu vựcnông thôn tỉnh Thanh Hóa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó, làm rõ nhữngtác động tích cực và hạn chế của quá trình DCLĐ đến phát triển kinh tế hộ gia đìnhnông thôn huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa hiện nay, nghiên cứu sử dụng phương phápnghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng từ dữ liệu điều tra của đề tài “Biến đổicơ cấu lao động nông thôn dưới tác động của DCLĐ hiện nay - Nghiên cứu trường hợptại huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa” năm 2015. 2. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu Di cư: Là hiện tượng các cá nhân hay một cộng đồng người di chuyển nơi cư trú từđơn vị hành chính, lãnh thổ này tới một đơn vị hành chính, lãnh thổ khác, thông thườngtrong một khoảng thời gian tương đối dài, gắn liền với việc tìm kiếm một điều kiện sống,công việc làm ăn tốt hơn [2].1 Khoa Quản lý Nhà nước và Công tác xã hội, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa114 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU Di cư lao động: Là việc di chuyển sức lao động ra một khu vực địa lý khác đểlàm việc cho người sử dụng lao động tiếp nhận theo hợp đồng lao động hoặc để cungcấp dịch vụ cho người tiêu dùng tại nhập khẩu dịch vụ theo hợp đồng cung cấp dịch vụtrong một thời hạn nhất định [4, tr 267]. Hộ gia đình: Là khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hộilấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có tính chất hànhchính và địa lý [1]. Nông thôn: Là phần lãnh thổ của một nhà nước hay một đơn vị hành chính nằmngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sốngkhác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp [5]. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp: phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, phỏng vấnbán cấu trúc, phỏng vấn cấu trúc, phương pháp thảo luận nhóm tập trung. Trong đó, phươngpháp chủ đạo là phỏng vấn cấu trúc (điều tra bảng hỏi). Trong nghiên cứu, chúng tôi thựchiện lựa chọn mẫu: phân tầng theo cụm chia theo nhiều bước. Đối với vùng nghiên cứu,dựa trên vùng sinh thái, căn cứ vào sự phát triển kinh tế của các vùng, chúng tôi tiến hànhlựa chọn 2 cụm xã: cụm xã Trung tâm và cụm phía Nam để nghiên cứu. Tiếp đó, căn cứvào tỷ lệ DCLĐ tại địa phương chúng tôi lựa chọn 2 xã đại diện cho từng cụm xã có DCLĐtiêu điểm, đây là các xã điển hình nhất về số lượng người DCLĐ trên địa bàn nghiên cứugồm: xã Hợp Lý và xã Hợp Thắng. Theo hộ nghiên cứu, đối tượng điều tra cũng được lựachọn dựa theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm: nghèo, trung bình và khá.Đồng thời, hộ nghiên cứu phải mang tính đại diện cho các hộ trong vùng và các xã đã đượcchọn, đó là 385 người trong các hộ gia đình có DCLĐ và các hộ gia đình không có DCLĐtrong thời gian 5 năm trở lại đây. Toàn bộ thông tin thu được từ bảng hỏi sẽ được tổng hợp, làm sạch, mã hóa, xửlý qua phần mềm SPSS. Version 17.0 theo các thống kê cơ bản, có tính đến ý nghĩathống kê. Kết quả của các phân tích sau đó được giải thích theo những vấn đề cụ thể củanghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu và phân tích 4.1. Tác động tích cực của DCLĐ đến kinh tế hộ gia đình 4.1.1. Tác động của DCLĐ đến xóa đói g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: