Danh mục

Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu của Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 630.75 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sử dụng phần mềm Eview 8.0 và phân tích các số liệu cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động tích cực tới xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017. FDI làm tăng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu, từ đó làm tăng giá trị xuất – nhập khẩu, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất – nhập khẩu cho hàng hóa Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu của Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA DÕNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NCS, Ths. Trịnh Quốc Tuy NCS, Ths. Vũ Khánh Thịnh PGS.TS. Lê Quốc Hội Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Sử dụng phần mềm Eview 8.0 và phân tích các số liệu cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động tích cực tới xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017. FDI làm tăng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu, từ đó làm tăng giá trị xuất – nhập khẩu, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất – nhập khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế, hơn nữa công nghệ của một số doanh nghiệp FDI còn lạc hậu, quy mô đầu tư của các dự án chưa lớn; các nhà đầu tư nước ngoài nhìn chung vẫn coi Việt Nam là địa điểm gia công sản phẩm. Từ những phân tích này, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam để tận dụng tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: FDI, Nhập khẩu, Xuất khẩu, Việt Nam. Giới thiệu Quá trình hội nhập quốc tế đã tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Theo Bộ Công thương, tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 187 quốc gia, trong đó Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc là các đối tác lớn nhất. Việt Nam đã thu hút được 24.748 dự án FDI có hiệu lực với tổng số vốn đăng ký lên tới 318,72 tỷ USD. Trong số toàn bộ dự án FDI đăng ký thì chỉ có 54% số dự án được thực hiện. Các nhà đầu tư nước ngoài đến từ 125 quốc gia trên toàn cầu đã đến và đầu tư vào 19 trên tổng số 21 lĩnh vực theo phân loại hệ thống phân loại kinh tế quốc dân của Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất là cao nhất, tiếp sau đó là các lĩnh vực bất động sản, sản xuất và phân phối điện, khí ga và nước. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, Nhật Bạn xếp thứ hai, theo sau đó là các quốc gia như Singapore, Đài Loan, Quần đảo British Virgin, Hồng Kông (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017). Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dòng vốn FDI có tác động đến xuất nhập khẩu. Tại Việt Nam, xuất nhập khẩu và FDI đã đóng góp rất tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và xuất – nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2017, chính vì vậy việc trả lời câu hỏi: Liệu FDI có ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của Việt Nam hay không? Cơ chế ảnh hưởng đó diễn ra như thế nào? sẽ giúp cho chúng ta có được cái nhìn tổng quan về FDI và ngoại thương tại Việt Nam, cũng như những tác động tích cực và tiêu cực của FDI lên nhập khẩu và xuất khẩu. 318 1. Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới xuất nhập khẩu Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (1999), Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) (1999) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (2011), FDI có thể được hiểu là một khoản đầu tư được thực hiện bởi một thực thể hoặc một cá nhân kinh tế tại một quốc gia, thực thể hoặc cá nhân đó có thể tự mình thực hiện đầu tư hoặc hợp tác với một tổ chức kinh tế hoặc cá nhân khác tại một quốc gia khác, để đầu tư tiên của hoặc tài sản tại quốc gia đó thông qua các dạng thức đầu tư nhất định. Những nhà đầu tư đó có trách nhiệm trực tiếp và cùng nhau trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các kết quả kinh doanh dựa trên tỷ lệ phần trăm đóng góp cổ phần của họ đối với các dự án đầu tư. Đối với xuất nhập khẩu, Điều 28, khoản 1 Luật thương mại 2005 của Việt Nam được nêu cụ thể như sau: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.. Tương tự, Điều 28, khoản 1, Luật Thương mại 2005 cũng định nghĩa về nhập khẩu như sau: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, có các nhân tố tác động đến xuất nhập khẩu đáng chú ý như: tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, lạm phát, thuế quan, nhu cầu thị trường,…Do đó các nhân tố trên luôn được sử dụng trong đánh giá tác động đến xuất, nhập khẩu của một nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định. FDI có tác động đến xuất khẩu, nhập khẩu như: (1) FDI giúp nước chủ nhà chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Rodríguez-Clare (2001) nghiên cứu tại Costa Rica cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghệ cao đã giúp nước này thay đổi cơ cấu xuất khẩu từ dệt may sang xuất khẩu có giá trị cao. Tương tự như vậy, các nghiên cứu ở Malaysia, Trung Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc, Thái Lan ... cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang được đầu tư mạnh vào các lĩnh vực như điện tử, viễn thông, ôtô, cơ khí, ... giúp các nước này chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu sang các mặt hàng nước ngoài (Tunea (2006), Nag và cộng sự (2007), Economist Intelligence Unit (2010), Singh, Harinder và Kwang W.Jun (1999)). (2) FDI giúp kết nối các nước tiếp nhận trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nghiên cứu của Arnold và Javorcik (2009) ở Indonesia đã kết luận rằng dòng vốn FDI đã góp phần tăng cường sự hội nhập của các công ty Indonesia vào nền kinh tế toàn cầu thông qua tăng xuất khẩu và phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu từ các đầu vào trung gian. Baldwin (2012) chỉ ra rằng nhờ các công ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: