Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải carbon
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 331.84 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải carbon" chỉ ra lượng CO2 phát thải từ các nguồn chính của hoạt động du lịch như giao thông vận tải, lưu trú, thực phẩm và đồ uống, mua sắm. Nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý giảm thiểu tác động, gợi ý chính sách hướng tới du lịch thân thiện với môi trường, từ đó làm giảm tác động có hại của hoạt động du lịch và cũng để làm tăng tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải carbon TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CARBON Bùi Nhật Quỳnh1, Trần Thu Giang1, Ngô Việt Anh2 Tóm tắt: Tổng hợp cơ sở lý luận làm rõ mối liên hệ giữa du lịch, phát triển kinh tế và môi trường: (i) Du lịch có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia trong dài hạn; (ii) Để phát triển du lịch góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, thì tính bền vững về môi trường cần được đảm bảo; (iii) Phát triển du lịch làm tăng phát thải Carbon, tác động tiêu cực tới môi trường và hệ sinh thái. Nghiên cứu chỉ ra lượng CO2 phát thải từ các nguồn chính của hoạt động du lịch như giao thông vận tải, lưu trú, thực phẩm và đồ uống, mua sắm. Nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý giảm thiểu tác động, gợi ý chính sách hướng tới du lịch thân thiện với môi trường, từ đó làm giảm tác động có hại của hoạt động du lịch và cũng để làm tăng tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Phát thải CO2, du lịch bền vững, môi trường, phát triển kinh tế.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch được coi là một trong những thành phần trung tâm trong việc xây dựng nềnkinh tế và trong việc mở rộng tài chính thông qua thúc đẩy nâng cao công nghệ, tăngtrưởng thu nhập quốc dân, mở rộng cơ hội việc làm (Algieri & Aquino, 2008). Mặt khác,nó cũng góp phần vào bảo tồn các di sản, di tích lịch sử, phát triển điểm đến và hệ thốngtiện ích, cơ sở hạ tầng điểm đến. Cùng với đó, trao đổi ngoại tệ và hoạt động trao đổi kinhtế giữa các quốc gia cũng được đẩy mạnh thông qua hoạt động du lịch (Basu & Marg,2010). Vì vậy, ngành du lịch đã dần phát triển thành một ngành công nghiệp bắt buộc vớivô số các nước đang phát triển, làm nền tảng cho nâng cao thu nhập và mở rộng việc làm. Bên cạnh những tác động tích cực, du lịch làm tăng lượng khí thải CO2 từ phươngtiện giao thông. Đồng thời, lượng khách du lịch là một tác nhân góp phần làm tănglượng khí thải CO2 bình quân đầu người (Lê Thái Hà và Nguyễn Phúc Cảnh, 2020).Nghiên cứu cũng nhận thấy tác động của du lịch đối với phát thải CO2 khác nhau tùythuộc vào mức thu nhập khác nhau của các quốc gia. Ở cấp độ toàn cầu, du lịch dườngnhư làm tăng lượng khí thải CO2 từ giao thông vận tải. Điều đó chỉ ra sự cần thiết cảithiện quản lý du lịch ở các quốc gia để thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm và dịchvụ du lịch có lượng carbon thấp. Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.1 Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển.2516 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Nghiên cứu này sẽ phân tích tính bền vững về môi trường trong phát triển du lịch,một trong những ngành lớn nhất và nhanh nhất trong số các ngành công nghiệp đangphát triển trên thế giới. Mặc dù ngành du lịch tạo ra những đóng góp đáng kể cho quốcgia, địa phương và cho nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của dulịch đã tác động đến phát thải khí nhà kính, phát thải CO2 trên toàn thế giới.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Khí thải nhà kính (hay khí nhà kính) là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính(Theo khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14). Theo khoản 1 Điều91 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các khí thải nhà kính chính là Carbon dioxide (CO2),Methane (CH4) và Nitrous oxide (N2O) và các loại khí khác. Các loại khí nhà kính đượcquy đổi thành tấn CO2 theo hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính đó, gọi là “tấnCO2 tương đương”, hay còn gọi là “Carbon”. Hệ số làm nóng lên toàn cầu1 của các khínhà kính do Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu quy định (Theo khoản 15 Điều 3 Nghịđịnh 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn).Do vậy, trong phạm vi bài viết này, thuật ngữ “phát thải Carbon” hay “phát thải CO2” đềuđược hiểu là phát thải khí nhà kính với đơn vị “tấn CO2 tương đương”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng du lịch, phát triển kinh tế, và môi trường có mốiliên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển (Lee& Brahmasrene, 2013; Lê Thái Hà và Nguyễn Phúc Cảnh, 2020; Muhammad và cộngsự, 2021). Vì vậy, bài viết sẽ đi tổng quan các vấn đề có liên quan đến du lịch và bềnvững về môi trường, du lịch và phát triển kinh tế, du lịch và phát thải carbon. Du lịch và phát triển kinh tế Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng du lịch có tác động tích cực đến tăngtrưởng kinh tế ở các nước EU (Holzner, 2011), ở Đông Âu (Hall, 1998), ở Áo (Falk,2010), ở Hy Lạp (Dritsakis, 2004), ở Ý (Bernini, 2009), ở Tây Ban Nha (Balaguer& Cantavella-Jordá, 2002) và ở Vương quốc Anh (Blackstock và cộng sự, 2008).Các học giả đều đồng tình rằng du lịch là một nhân tố quan trọng, đóng góp vào tăngtrưởng kinh tế của các quốc gia trong dài hạn. Ngành du lịch cũng mang lại những tácđộng tích cực đáng kể cho phát triển kinh tế so với ngành xuất khẩu hàng hoá và dịchvụ khác (Mihalic, 2002). Bên cạnh đó, du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại tệ lớn và tạo ra doanh thu xuấtkhẩu. Lợi ích kinh tế chủ yếu thu được từ du lịch bao gồm thu nhập ngoại hối, tạo việc1 Theo Thông Tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07.01.2022, hệ số làm nóng lên toàn cầu GWP (Global Warming Potential) là khả năng hấp thụ nhiệt trong khí quyển của khí nhà kính theo thời gian (thường là 100 năm) so với CO2. Ví dụ khả năng làm ấm lên của 1 kg khí gas trong vòng 100 năm khi so sánh trong tương quan với 1kg khí CO2. GWP của khí CO2 = 1, CH4 = 28, N20 = 265 (IPCC Fifth Assessment Report, 2014 (AR5).Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 517làm, và nâng cao thu nhập (Basu & Marg, 2010). Lee và Chang (2008) cũng đồng ýrằng phát triển du lịch không chỉ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải carbon TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CARBON Bùi Nhật Quỳnh1, Trần Thu Giang1, Ngô Việt Anh2 Tóm tắt: Tổng hợp cơ sở lý luận làm rõ mối liên hệ giữa du lịch, phát triển kinh tế và môi trường: (i) Du lịch có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia trong dài hạn; (ii) Để phát triển du lịch góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, thì tính bền vững về môi trường cần được đảm bảo; (iii) Phát triển du lịch làm tăng phát thải Carbon, tác động tiêu cực tới môi trường và hệ sinh thái. Nghiên cứu chỉ ra lượng CO2 phát thải từ các nguồn chính của hoạt động du lịch như giao thông vận tải, lưu trú, thực phẩm và đồ uống, mua sắm. Nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý giảm thiểu tác động, gợi ý chính sách hướng tới du lịch thân thiện với môi trường, từ đó làm giảm tác động có hại của hoạt động du lịch và cũng để làm tăng tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Phát thải CO2, du lịch bền vững, môi trường, phát triển kinh tế.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch được coi là một trong những thành phần trung tâm trong việc xây dựng nềnkinh tế và trong việc mở rộng tài chính thông qua thúc đẩy nâng cao công nghệ, tăngtrưởng thu nhập quốc dân, mở rộng cơ hội việc làm (Algieri & Aquino, 2008). Mặt khác,nó cũng góp phần vào bảo tồn các di sản, di tích lịch sử, phát triển điểm đến và hệ thốngtiện ích, cơ sở hạ tầng điểm đến. Cùng với đó, trao đổi ngoại tệ và hoạt động trao đổi kinhtế giữa các quốc gia cũng được đẩy mạnh thông qua hoạt động du lịch (Basu & Marg,2010). Vì vậy, ngành du lịch đã dần phát triển thành một ngành công nghiệp bắt buộc vớivô số các nước đang phát triển, làm nền tảng cho nâng cao thu nhập và mở rộng việc làm. Bên cạnh những tác động tích cực, du lịch làm tăng lượng khí thải CO2 từ phươngtiện giao thông. Đồng thời, lượng khách du lịch là một tác nhân góp phần làm tănglượng khí thải CO2 bình quân đầu người (Lê Thái Hà và Nguyễn Phúc Cảnh, 2020).Nghiên cứu cũng nhận thấy tác động của du lịch đối với phát thải CO2 khác nhau tùythuộc vào mức thu nhập khác nhau của các quốc gia. Ở cấp độ toàn cầu, du lịch dườngnhư làm tăng lượng khí thải CO2 từ giao thông vận tải. Điều đó chỉ ra sự cần thiết cảithiện quản lý du lịch ở các quốc gia để thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm và dịchvụ du lịch có lượng carbon thấp. Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.1 Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển.2516 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Nghiên cứu này sẽ phân tích tính bền vững về môi trường trong phát triển du lịch,một trong những ngành lớn nhất và nhanh nhất trong số các ngành công nghiệp đangphát triển trên thế giới. Mặc dù ngành du lịch tạo ra những đóng góp đáng kể cho quốcgia, địa phương và cho nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của dulịch đã tác động đến phát thải khí nhà kính, phát thải CO2 trên toàn thế giới.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Khí thải nhà kính (hay khí nhà kính) là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính(Theo khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14). Theo khoản 1 Điều91 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các khí thải nhà kính chính là Carbon dioxide (CO2),Methane (CH4) và Nitrous oxide (N2O) và các loại khí khác. Các loại khí nhà kính đượcquy đổi thành tấn CO2 theo hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính đó, gọi là “tấnCO2 tương đương”, hay còn gọi là “Carbon”. Hệ số làm nóng lên toàn cầu1 của các khínhà kính do Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu quy định (Theo khoản 15 Điều 3 Nghịđịnh 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn).Do vậy, trong phạm vi bài viết này, thuật ngữ “phát thải Carbon” hay “phát thải CO2” đềuđược hiểu là phát thải khí nhà kính với đơn vị “tấn CO2 tương đương”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng du lịch, phát triển kinh tế, và môi trường có mốiliên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển (Lee& Brahmasrene, 2013; Lê Thái Hà và Nguyễn Phúc Cảnh, 2020; Muhammad và cộngsự, 2021). Vì vậy, bài viết sẽ đi tổng quan các vấn đề có liên quan đến du lịch và bềnvững về môi trường, du lịch và phát triển kinh tế, du lịch và phát thải carbon. Du lịch và phát triển kinh tế Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng du lịch có tác động tích cực đến tăngtrưởng kinh tế ở các nước EU (Holzner, 2011), ở Đông Âu (Hall, 1998), ở Áo (Falk,2010), ở Hy Lạp (Dritsakis, 2004), ở Ý (Bernini, 2009), ở Tây Ban Nha (Balaguer& Cantavella-Jordá, 2002) và ở Vương quốc Anh (Blackstock và cộng sự, 2008).Các học giả đều đồng tình rằng du lịch là một nhân tố quan trọng, đóng góp vào tăngtrưởng kinh tế của các quốc gia trong dài hạn. Ngành du lịch cũng mang lại những tácđộng tích cực đáng kể cho phát triển kinh tế so với ngành xuất khẩu hàng hoá và dịchvụ khác (Mihalic, 2002). Bên cạnh đó, du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại tệ lớn và tạo ra doanh thu xuấtkhẩu. Lợi ích kinh tế chủ yếu thu được từ du lịch bao gồm thu nhập ngoại hối, tạo việc1 Theo Thông Tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07.01.2022, hệ số làm nóng lên toàn cầu GWP (Global Warming Potential) là khả năng hấp thụ nhiệt trong khí quyển của khí nhà kính theo thời gian (thường là 100 năm) so với CO2. Ví dụ khả năng làm ấm lên của 1 kg khí gas trong vòng 100 năm khi so sánh trong tương quan với 1kg khí CO2. GWP của khí CO2 = 1, CH4 = 28, N20 = 265 (IPCC Fifth Assessment Report, 2014 (AR5).Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 517làm, và nâng cao thu nhập (Basu & Marg, 2010). Lee và Chang (2008) cũng đồng ýrằng phát triển du lịch không chỉ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo du lịch Quốc gia Công nghệ số Phát triển du lịch bền vững Phát triển kinh tế Phát thải carbon Dịch vụ du lịch Quản lý du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 305 0 0 -
198 trang 269 0 0
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 245 0 0 -
4 trang 209 0 0
-
9 trang 205 0 0
-
6 trang 203 0 0
-
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 194 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 185 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 167 1 0 -
Xu hướng thay đổi của truyền thông đô thị trong thời kỳ chuyển đổi số
8 trang 159 0 0