Danh mục

Tác động của Hiệp định VPA/FLEGT đến các làng nghề gỗ ở Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 711.97 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này, sẽ giới thiệu khái quát về Hiệp định VPA/FLEGT và phân tích tác động của nó đến hoạt động sản xuất và kinh doanh gỗ ở các làng nghề gỗ thủ công ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp giúp các làng nghề khắc phục những khó khăn hiện tại để tuân thủ các yêu cầu của Hiệp định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của Hiệp định VPA/FLEGT đến các làng nghề gỗ ở Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH VPA/FLEGT ĐẾN CÁC LÀNG NGHỀ GỖ Ở VIỆT NAM Ths. Nguyễn Thị Hồng Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Tóm lược: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), với cam kết cắt giảm thuế quan mạnh mẽ, sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khi tiếp cận thị trường Châu Âu (EU). Song để được xuất khẩu vào thị trường này, các sản phẩm gỗ phải đảm bảo về các quy tắc xuất xứ, hợp pháp và quản lý rừng bền vững. Nhằm duy trì sự ổn định và hướng tới mở rộng thị trường EU trong tương ai, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU năm 2018. Việc thực thi VPA/FLEGT sẽ gi p nâng cao năng ực cạnh tranh, th c đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và EU, song nó cũng tạo ra áp lực rất lớn đối với ngành sản xuất gỗ của Việt Nam nói chung và hoạt động sản xuất gỗ ở các làng nghề thủ công nói riêng. Bài viết này, sẽ giới thiệu khái quát về Hiệp định VPA/FLEGT và phân tích tác động của nó đến hoạt động sản xuất và kinh doanh gỗ ở các làng nghề gỗ thủ công ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp giúp các làng nghề khắc ph c những khó khăn hiện tại để tuân thủ các yêu cầu của Hiệp định. Từ khóa: Hiệp định VPA/FLEGT, làng nghề gỗ, tác động tích cực, tác động tiêu cực, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) được ký kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019, với cam kết cắt giảm thuế quan mạnh mẽ (EU sẽ xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU; trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU), sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam (trong đó có sản phẩm gỗ) so với các đối thủ cạnh tranh khi tiếp cận thị trường Châu Âu (EU). Song để được hưởng các ưu đãi thuế quan trong EVFTA khi xuất khẩu vào thị trường này, các sản phẩm gỗ phải đảm bảo về các quy tắc xuất xứ, hợp pháp và quản lý rừng bền vững. Ngày 19 tháng 10 năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã k kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU. Tuân thủ cam kết của Hiệp định này không chỉ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ mà còn giúp giải quyết vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp và tăng cường thúc đẩy công tác quản trị rừng, qua đó thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ được xác minh hợp pháp xuất khẩu từ Việt Nam sang EU và các thị trường khác. Tuy nhiên, việc thực thi Hiệp định cũng tạo ra áp lực rất lớn đối với ngành sản xuất gỗ của Việt Nam nói chung và hoạt động ở các làng nghề gỗ thủ công nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu về VPA/FLEGT cũng như tác động của nó đến 635 hoạt động sản xuất và kinh doanh của các làng nghề gỗ ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp giúp các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong làng nghề đáp ứng tốt hơn các quy định là điều cần thiết. 2. Giới thiệu về Hiệp định VPA/FLEGT Hiện nay, với xu hướng giảm tiêu dùng các sản phẩm từ nhựa, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ của EU cũng như một số nước trên thế giới đang gia tăng. Đối với Việt Nam, EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất. Cả 5 thị trường này chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ, trong đó EU chiếm tỷ trọng khoảng 13-17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ. Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này luôn duy trì ổn định và có xu hướng tăng nhẹ (Tô Xuân Phúc & cộng sự, 2019). Bảng 1: Các thị trường xuất khẩu gỗ lớn của Việt Nam Nguồn: Tô Xuân Phúc & cộng sự (2019), “Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ 2018: Một năm nhìn ại và xu hướng 2019” Nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu gỗ bất hợp pháp vào EU, năm 2003, EU đưa ra Kế hoạch Hành động Tăng cường Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (Forest Law Enforcement, Governance and Trade Action Plan, FLEGT). Kế hoạch hành động FLEGT được chi tiết hóa bởi 02 văn bản: Quy chế FLEGT năm 2005, quy định về kiểm soát việc nhập khẩu gỗ từ các nước đã k Hiệp định Đối tác tự nguyện (Voluntary Partnership Agreements, VPA); và Quy chế về Gỗ của EU năm 2010, quy định về biện pháp kiểm soát đối với thương mại gỗ trên thị trường EU, trong đó:  VPA: là Hiệp định song phương, được hình thành dựa trên kết quả đàm phán giữa EU và chính phủ của quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào EU. Bản chất của các VPA là chuyển thẩm quyền xác nhận gỗ thỏa mãn yêu cầu về nguồn gốc hợp pháp, đủ điều kiện nhập khẩu vào EU từ các cơ quan kiểm soát biên giới phía EU sang các cơ quan quản lý của quốc gia xuất khẩu với điều kiện quy trình và các tiêu chí cấp xác nhận (giấy phép FLEGT) phải đáp ứng các yêu cầu của phía EU. Khi Hiệp định VPA được kí kết, các quốc gia đối tác cần thiết kế và thực hiện các biện pháp cũng như chính sách, hay còn gọi là Hệ thống 636 Đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (Timber Legality Assurance System, TLAS), nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu từ quốc gia này vào EU là sản phẩm hợp pháp.  Quy chế gỗ của EU: theo Quy chế này chỉ có hai trường hợp được miễn trừ là gỗ có giấy phép CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) theo Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp và gỗ có giấy phép kiểm soát nguồn gốc gỗ (FLEGT) dành cho các quốc gia đã đàm phán và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: