Danh mục

Tác động của môi trường ERP đối với tổ chức kế toán quản trị của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 335.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xác định sự tác động của hệ thống ERP đến việc tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị để để tổ chức KTQT của các công ty này được phù hợp và phát huy được hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của môi trường ERP đối với tổ chức kế toán quản trị của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ERP ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Nguyễn Phạm Nhật Anh, Bùi Quang Huy, Nguyễn Phạm Như Khoa, Hàng Trúc Phương Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Thị trường ERP ở Việt Nam trong những năm gần đây đang dần trở nên khá sôi động, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng ERP nhằm thay đổi phương thức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, song không phải doanh nghiệp nào cũng có được sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực này và đồng thời, có rất ít thông tin về tác động của hệ thống này đến kế toán quản trị (KTQT) và kiểm soát cũng như quản trị doanh nghiệp. Cũng trong bối cảnh này thì KTQT đang phát triển vô vùng mạnh mẽ, trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề quản trị doanh nghiệp, là một trong những nguồn thông tin quan trọng cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp điều hành, hoạch định và ra các quyết định kinh doanh. Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xác định sự tác động của hệ thống ERP đến việc tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị để để tổ chức KTQT của các công ty này được phù hợp và phát huy được hiệu quả. Từ kh : doanh nghiệp sản xuất, ERP, Kế toán quản trị, kiểm soát, quản trị doanh nghiệp. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, việc áp dụng hệ thống quản lý tổng thể bởi ERP đã giúp cho không ít các doanh nghiệp trên thế giới kiểm soát chặt chẽ được hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Việt Nam với xu thế mở cửa ra thế giới và nhu cầu bức thiết phải hội nhập với kinh tế toàn cầu thì việc sử dụng ERP để trở thành công cụ quản lý mới để điều hành doanh nghiệp là rất điều cần thiết. Hiện nay, ERP đang là một môi trường làm việc và cơ hội thách thức mới cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong KTQT, bao gồm rất nhiều yếu tố hợp thành, trong đó tổ chức KTQT trong môi trường doanh nghiệp ứng dụng ERP và KTQT truyền thống trước đây liệu có những điểm gì khác biệt, nếu có thì những điểm khác biệt này mà cả nhân viên KTQT và ban quản lý đều không nắm bắt được thì quá trình triển khai và sử dụng ERP trong doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, gây ảnh hưởng tới các quyết định kinh 1472 doanh hay nói tổng thể là lên hệ quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự khác biệt này có phải do sự thay đổi môi trường áp dụng ERP hay chỉ đơn giản là sự ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức KTQT, và nếu có sự tác động của ERP lên KTQT thì sự tác động này ảnh hưởng ra sao tới công tác quản trị doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam? 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Hệ thống ERP có 3 đặc điểm cơ bản sau: (1) Tính linh hoạt: ERP có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của tổ chức trong tương lai; (2) Tính toàn diện: ERP có thể hỗ trợ nhiều quy trình kinh doanh của doanh nghiệp như: bán hàng, quản trị nguyên vật liệu, kế toán tài chính và (3) Tính liên kết: ERP không chỉ liên kết các chức năng/bộ phận của hệ thống mà còn liên kết với bên ngoài doanh nghiệp. 2.1 Lợi ích của ERP cho hệ thống kế toán quản trị Theo Robert W. Scapens và cộng sự (2003), công tác kế toán nói chung và KTQT nói riêng sẽ có nhiều lợi ích khi tổ chức trong môi trường ERP, cụ thể như sau: Tạo ra nền tảng bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp nhất là đối với hệ thống kế toán quản trị. Đem đến cho công tác kế toán quản trị không phải một phần mềm máy tính mà là một giải pháp tổng thể, một công nghệ quản lý, một nghệ thuật quản trị hiện đại. Giảm chi phí đầu tư so với nhiều hệ thống rời rạc, một hệ thống thống nhất, dễ vận hành, bảo trì. Thông tin tập trung, chính xác, kịp thời; Không giới hạn về quy mô kế toán doanh nghiệp, loại hình sản xuất kinh doanh, vị trí địa lý: dễ dàng nâng cấp, mở rộng; tối ưu hóa quy trình hoạt động, lập quy trình tiêu chuẩn thích ứng với các quy trình kinh doanh đặc thù, giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động do dữ liệu từ các bộ phận kế toán được liên kết và kế thừa nhau. 2.2 Sự ương tác giữa ERP và hệ thống kế toán quản trị - Theo Nguyễn Bích Liên (2012) giữa hệ thống ERP và hệ thống KTQT có mối tương tác khá chặt chẽ, điều này được thể hiện như sau: - Xét dưới khía cạnh hệ thống quản lý: ERP là một hệ thống cho phép ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hoạch định và quản lý nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả. Khi ứng dụng ERP, các báo cáo phân tích của KTQT theo nhiều chiều được thực hiện một cách dễ dàng, giới hạn về không gian và thời gian không còn là rào cản lớn đối với bài toán quản lý của doanh nghiệp - Xét dưới khía cạnh hệ thống thông tin quản lý: ERP là một hệ thống tích hợp toàn bộ hệ thống thông tin của toàn doanh nghiệp bao gồm: hệ thống thông tin bán hàng, hệ thống thông tin sản xuất, hệ thống thông tin mua hàng, hệ thống thông tin tài chính, hệ thống thông tin kế toán và hệ thống thông tin nhân sự - Xét dưới khía cạnh phân tích và kiểm soát dữ liệu: trong môi trường ERP, để có thể phân tích và kiểm soát tốt dữ liệu đòi hỏi nhân viên kế toán cần có kiến thức nhất định về công nghệ thông tin, hiểu biết về doanh nghiệp và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu biết về sự khác biệt giữa hệ thống ERP và kế toán truyền thống. So với kế toán truyền thống Việt Nam, hệ thống ERP có một số khác biệt sau: cấu trúc tài khoản linh hoạt, sự 1473 xuất hiện tài khoản trung gian, sử dụng duy nhất b ...

Tài liệu được xem nhiều: