Danh mục

Tác động của nợ công đến đầu tư của công ty tại các nước ASEAN

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 328.45 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã chỉ ra mối quan hệ giữa nợ công và hoạt động đầu tư của công ty các nước Asean trong giai đoạn 2000-2015 thông qua kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi nợ công và các biến, đặc biệt là sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để phân tích kết quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của nợ công đến đầu tư của công ty tại các nước ASEAN Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TẠI CÁC NƯỚC ASEAN GVHD: TS. Nguyễn Thành Đạt SVTH: Võ Thị Mỹ Hạnh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Myhanhvo06@gmail.com TÓM TẮT Bài nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa nợ công và hoạt động đầu tư của công ty các nước Asean trong giai đoạn 2000-2015 thông qua kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi nợ công và các biến, đặc biệt là sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để phân tích kết quả. Qua đó, các biến đều có tính dừng, nợ công tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư của công ty các nước Asean ở mức độ công ty. Bên cạnh đó thì hoạt động đầu tư của công ty cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tốc độ tăng trưởng doanh thu, dòng tiền hoạt động, đầu tư trong quá khứ, Tobin’s Q và GDP bình quân đầu người. Ngoài ra tác giả cũng có những kiểm định bổ sung như thay đổi biến đầu tư của công ty và sử dụng nợ công trong quá khứ để tạo nên độ tin cậy cao cho kết quả nghiên cứu và cả hai trường hợp đều chỉ ra kết quả tương tự. Từ khóa: Nợ công, Đầu tư của công ty, Các nước Asean. 1. Giới thiệu Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo sự gia tăng lớn trong lĩnh vực vay nợ của chính phủ các nước. Tổng nợ công đã tăng gấp đôi từ 35 nghìn tỷ đô la trong năm 2007 lên 66 nghìn tỷ đô la trong năm 2017. Trong cùng một thời kỳ, nợ công tăng từ 71% lên 105% GDP đối với các nước phát triển, từ 36% đến 48% GDP đới với các nước đang phát triển và mới nổi (Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF 2017). Nó không còn là vấn đề của riêng nước Mỹ, mà còn là vấn đề của nhiều cường quốc lớn như: Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác. Theo Báo cáo Thực trạng Thế giới thường niên của Cục Tình báo Mỹ (CIA) năm 2017, nước có mức nợ công cao nhất hiện nay là Nhật bản (234,7%), sau đó là Hy Lạp (181,6%), Singapore (110,5%)… Thật vậy, nợ công cũng đang là một vấn đề cấp bách của Việt Nam. Theo thống kê của Hoàng Ngọc Âu (2018), mức nợ công trong giai đoạn 2010 - 2017 tăng 5% từ 56,3% GDP (889 nghìn tỷ VNĐ) lên 61,3% GDP (3,1 triệu tỷ VNĐ). Nhìn chung, nợ công Việt Nam hiện nay đang gia tăng nhanh chóng và có tác động đến tăng trưởng kinh tế theo nhiều chiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thế Khang (2016), trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tư nhân. Hay một số bài nghiên cứu khác của Garikai M. và Prof - Nicholas M. O. (2016), Mohsin and Carmen (1990), Zou (2006), Ghura (1997) cho rằng đầu tư tư nhân thường được coi là quan trọng và có tác động mạnh mẽ đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vậy thông qua tăng trưởng kinh tế, liệu đầu tư tư nhân và nợ công có quan hệ như thế nào? Bài nghiên cứu với đề tài “Tác động của nợ công đến đầu tư của công ty các nước Asean” được thực hiện nhằm làm rõ mối quan hệ của nợ công tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tư nhân. 2. Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm nợ công 51 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nợ công bao gồm: nợ Chính phủ, nợ của các chủ thể được Chính phủ bảo lãnh (các DNNN, ngân hàng Phát triển, ngân hàng Chính sách xã hội,…) và nợ của chính quyền địa phương. 2.1.2. Khái quát về đầu tư Hành động đầu tư là một hành động sử dụng nguồn lực, dưới bất kì hình thức nào, cho những mục đích về phát triển năng lực sản xuất trong tương lai, và do đó, nó khiến người đầu tư phải hy sinh một phần nguồn lực vốn có để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hiện thời. 2.2. Tổng quan nghiên cứu Hiện nay, có rất nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Người ta thường bàn đến ba khía cạnh của nợ công và tăng trưởng kinh tế đó là: nợ công ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nợ công tác động tiêu cực hay kìm hãm tăng trưởng kinh tế, nợ công và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến tính. Nhưng mới chỉ có một bài nói viết về tác động của nợ công đến đầu tư của công ty là nghiên cứu của Huang và cộng sự (2018) sử dụng dữ liệu cho gần 550000 công ty ở 69 quốc gia trong giai đoạn 1998-2014. Bài nghiên cứu sử dụng các mô hình tiêu chuẩn tập trung vào kênh lãi suất: sự gia tăng chi tiêu của chính phủ gây áp lực lên lãi suất dẫn đến giảm đầu tư tư nhân (Elmendorf và Mankiw, 1999). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối tương quan nghịch giữa nợ công và đầu tư của công ty. Cùng với quan điểm trên, Friedman (1988) cũng cho rằng sự gia tăng nợ công do thâm hụt ngân sách sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất, lãi suất tăng đương nhiên sẽ làm giảm đầu tư tư nhân, việc tăng nợ công giống như việc chi tiêu công chèn ép đầu tư tư nhân. 3. Thiết kế nghiên cứu 3.1. Giả thuyết nghiên cứu Khi nợ công tăng cao xuất hiện “hiệu ứng lấn át” gây áp lực lên lãi suất dẫn đến làm gia tăng chi phí vay đối với các công ty sử dụng nhiều nguồn vốn bên ngoài do đó làm giảm đầu tư công ty (Elmendorf và Mankiw, 1999). Khi không chịu các ràng buộc hành chính thì lãi suất sẽ được quyết định bởi cung cầu trên thị trường vốn vay, tức là nơi gặp gỡ giữa tiết kiệm của các hộ gia đình và đầu tư của các doanh nghiệp. Tổng của tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm tư nhân, hay còn gọi là tiết kiệm quốc gia, sẽ phản ánh cung còn đầu tư đại diện cho phía cầu của thị trường vốn vay. Thâm hụt tài khóa sẽ làm giảm tiết kiệm chính phủ, giảm tiết kiệm quốc gia, do vậy làm giảm cung và làm tăng lãi suất vốn vay trên thị trường. Sự gia tăng của lãi suất cuối cùng sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Đây chính là hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân của chi tiêu công. Từ các lí do được trình bày ở trên, nghiên cứu đưa ra các giả thuyết chính là: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: