Danh mục

Tác động của quản trị nhân lực đến chất lượng giảng viên các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.86 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu chất lượng giảng viên là biện pháp mang tính quyết định và hết sức cấp bách. Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích, đánh giá tác động của quản trị nhân lực đến chất lượng giảng viên thông qua kết quả khảo sát với 195 giảng viên của Trường Đại học Lao động - Xã hội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý cải thiện các hoạt động quản trị nhân lực để nâng cao chất lượng giảng viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của quản trị nhân lực đến chất lượng giảng viên các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ThS. Đinh Thị Trâm1 Tóm tắt: Giảng viên có vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục đại học, là một trong những lực lượng trực tiếp góp phần thực hiện các nhiệm vụ đổi mới và quyết định thành công của đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng giảng viên là biện pháp mang tính quyết định và hết sức cấp bách. Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích, đánh giá tác động của quản trị nhân lực đến chất lượng giảng viên thông qua kết quả khảo sát với 195 giảng viên của Trường Đại học Lao động - Xã hội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý cải thiện các hoạt động quản trị nhân lực để nâng cao chất lượng giảng viên. Từ khóa: Quản trị nhân lực, giảng viên đại học, chất lượng giảng viên, hội nhập quốc tế, Trường Đại học Lao động – Xã hội. Abstract: Lecturers have an important role in the reform of higher education, which is one of the direct forces contributing to the implementation of innovation tasks and deciding the success of higher education innovation in the context of the international integration. Improving the quality of lecturers is a decisive and urgent solution. The objective of this article is to analyze and assess the impact of human resource management on lecturer quality through survey results with 195 lecturers of University of Labour and Social Affair. Based on the research results, the author offers some suggestions to improve human resource management activities to enhance the quality of lecturers. Keywords: Human resource management; university lecturer; lecturer quality; international integration. University of Labour and Social Affair1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Nghị quyết 29-NQ/TW của kỳ họp thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)đã chỉ ra: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trước yêu cầu đổi mới toàn diện, các trường đại học đang đứng trước những vấn đề cần phảithay đổi, một trong những vấn đề cần ưu tiên thực hiện hàng đầu là không ngừng phát triển, nângcao chất lượng đội ngũ giảng viên, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũgiảng viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt, bởi giảng viên đóng vai trò quan trọng trong hệthống giáo dục đại học, là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Muốn nâng cao chấtlượng giáng viên, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên là điều cầnthiết. Trong đó, các hoạt động quản trị nhân lực được coi là một trong các nhân tố quan trọng, quyếtđịnh đến chất lượng giảng viên.1 Email: tramdt2008@gmail.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội.PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 7372. NỘI DUNG2.1. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu2.1.1. Cơ sở lý thuyết Nhiều nghiên cứu nhấn mạnh rằng các trường học có chất lượng tốt là những trường có chấtlượng giảng viên tốt. Cũng có một số nghiên cứu liên quan đến các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục như Barber và Mourshed (2007); Vegas, Ganimian và Jaimovich (2012). Nhữngnghiên cứu này có một điểm tương đồng và đều cho rằng phát triển nâng cao chất lượng đội ngũgiảng viên là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Các nghiên cứu khác nhau(Blair, 2000b; Darling-Hammond, 2000) cho thấy các yếu tố như khả năng nhận thức, kiến ​​thức vềvấn đề, kiến ​​thức về giảng dạy và hành vi học tập, trình độ có liên quan đến chất lượng giảng viênvà làm tăng thành tích học tập của sinh viên. Chất lượng giảng viên là toàn bộ các thuộc tính (yếu tố), những đặc điểm và nhiệm vụ của giảngviên. Nhiệm vụ của giảng viên bao gồm hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và tham giacông tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, công tác Đảng, đoàn thể và các hoạt động khác trong nhà trường.Để thực hiện các hoạt động đào tạo tốt, giảng viên cần có trình độ chuyên môn tốt và có năng lực giảngdạy, đáp ứng được yêu cầu của người học. Để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học có chất lượngđòi hỏi giảng viên phải có năng lực nghiên cứu khoa học đáp ứng được yêu cầu. Quản trị nhân lực được xuất phát từ cụm từ Human Resource Managemnet (HRM) trong tiếngAnh. Khái niệm về quản trị nhân lực đã thu hút được sự chú ý và tranh luận rất lớn giữa các nhà nghiêncứu và các nhà quản lý. Trong phạm vi của bài viết, tác giả sử dụng khái niệm quản trị nhân lực của LêThanh Hà (2011). Theo đó, quả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: