Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường Hợp Phú Quốc
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 459.56 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài này thảo luận tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam – cụ thể tại đảo Phú Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường Hợp Phú Quốc Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 TÁC ĐỘNG CỦA SỰ HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐỘ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ GẮN BÓ ĐIỂM ĐẾN TỚI HÀNH VI TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP PHÚ QUỐC Nhóm tác giả: Trần Huy Lương_ LH01_Khóa 42 Phan Minh Anh_LH01_Khóa 42 Nguyễn Đỗ Quang Huy_LH01_Khóa 42 GVHD: ThS. Phạm Tô Thục Hân Tóm tắt: Đề tài này thảo luận tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam – cụ thể tại đảo Phú Quốc. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu định lượng. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả thu được qua dữ liệu thu thập từ 120 đối tượng du khách đã từng đi du lịch Phú Quốc từ năm 2014 đến nay đã khẳng định mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố: Sự hiểu biết về môi trường, Độ nhạy cảm về môi trường, Sự gắn bó điểm đến tới Hành vi trách nhiệm của du khách đến môi trường du lịch biển đảo Việt Nam, cụ thể ở Phú Quốc. Từ khóa: Sự hiểu biết về môi trường; Độ nhạy cảm về môi trường; Sự gắn bó điểm đến; hành vi trách nhiệm của du khách; Du lịch bền vững; Phát triển bền vững. 1. GIỚI THIỆU Là một nước tiềm năng phát triển du lịch biển đảo với hơn 3260 km đường bờ biển và 2773 đảo ven bờ. Trong đó, Phú Quốc là trung tâm phát triển du lịch biển của vùng biển phía Nam; Dưới ảnh hưởng của dự thảo luật đặc khu thì bối cảnh bất động sản nghỉ dưỡng ở đây đang bùng nổ. Việc khai thác du lịch biển ở Phú Quốc gắn liền với hành vi của con người do đó sẽ gây nên những tác động hai chiều giữa lợi ích về kinh tế và tình trạng của môi trường thiên nhiên. Vậy nên, việc bảo tồn môi trường cũng như hệ sinh thái biển đảo ở Phú Quốc là rất quan trọng và cần thiết. Trong đó, nhận thức và thái độ của du khách về môi trường có tác động trực tiếp đến hành vi trách nhiệm đối với môi trường. Trước đó đã có nhiều nghiên cứu về hành vi trách nhiệm của du khách đến môi trường. Nhóm tác giả đã tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây có liên quan đến đề tài này được thực hiện ở các điểm đến quốc tế khác nhau 177 Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 trên thế giới và nhận thấy rằng các nghiên cứu trước đó chỉ tìm hiểu các yếu tố riêng lẻ tác động lên hành vi của con người đến môi trường (Cheng & Huang, 2013). Vì vậy, nghiên cứu này nhóm tác giả sẽ làm rõ mối quan hệ trung gian và các ảnh hưởng lẫn nhau giữa các biến, cụ thể mức độ hiểu biết của du khách về môi trường ở đảo Phú Quốc cao hơn sẽ mang lại những tác động tích cực lên các mối quan tâm đến đảo. Từ đó tạo nên các cảm giác gắn bó tích cực đối với đảo. Xuất phát từ những tâm lý tích cực du khách sẽ có những hành vi có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường biển đảo ở Phú Quốc, mặt khác, khi du khách đã có những mối quan tâm về ảnh hưởng của các hoạt động du lịch, các tác động của con người lên môi trường biển đảo thì khả năng cao phát triển tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường. Các kết quả tích cực của bài nghiên cứu như là thước đo cho các cơ quan chức năng trong việc giáo dục sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường cho người dân và hướng họ đến những hành vi trách nhiệm của du khách đúng đắn để có những tác động tốt lên môi trường. Mô hình của bài nghiên cứu này là tiền đề cho các nghiên cứu sau này lên các đối tượng, phạm vi khác ở Việt Nam và xa hơn là khu vực Châu Á và cũng có thể được khái quát ở những đối tượng khác có cùng mối quan tâm - Là các vấn đề với môi trường như các điểm du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn các di sản văn hóa vật thể. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm nghiên cứu Sự hiểu biết về môi trường Theo các nhà nghiên cứu môi trường (Amy, 1994; Huang & Shin, 2009) thì sự hiểu biết về môi trường chính là mức độ quan tâm đến môi trường tự nhiên và được xác định như là một sự hiểu biết đại chúng bao gồm: Bảo vệ môi trường, môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và các thành phần trong hệ sinh thái. Bên cạnh đó, Viện Môi trường Phần Lan (Finnish Environment Institute, 2000) đã chỉ ra rằng: Sự khác nhau về kiến thức sẽ dẫn đến những hành động khác biệt đối với môi trường. Chính vì vậy, mức độ của hiểu biết sẽ khác nhau đối với từng nhóm đối tượng. Việc nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết của người dân vẫn là yếu tố then chốt trong việc gìn giữ, bảo tồn và tôn tạo cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học của biển đảo. Đồng thời, nghiên cứu của 2 nhà khoa học môi trường Wurzinger & Johansson (2006) về sự hiểu biết và độ nhạy cảm về môi trường cũng đã lý giải thêm rằng: Những du khách có sự am hiểu, có kiến thức phong phú về môi trường sẽ quan tâm nhiều hơn về những vấn đề môi trường của địa điểm tham quan và ngược lại. Sivek và Hungerford (1990) đã chỉ ra rằng kiến thức môi trường có thể nâng cao tính nhạy cảm về môi trường của con người, kiến thức môi trường và độ nhạy môi trường sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của hành vi môi trường. 178 Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Độ nhạy cảm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam: Trường Hợp Phú Quốc Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 TÁC ĐỘNG CỦA SỰ HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐỘ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ GẮN BÓ ĐIỂM ĐẾN TỚI HÀNH VI TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP PHÚ QUỐC Nhóm tác giả: Trần Huy Lương_ LH01_Khóa 42 Phan Minh Anh_LH01_Khóa 42 Nguyễn Đỗ Quang Huy_LH01_Khóa 42 GVHD: ThS. Phạm Tô Thục Hân Tóm tắt: Đề tài này thảo luận tác động của sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường và sự gắn bó điểm đến tới hành vi trách nhiệm đối với môi trường du lịch biển đảo Việt Nam – cụ thể tại đảo Phú Quốc. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu định lượng. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả thu được qua dữ liệu thu thập từ 120 đối tượng du khách đã từng đi du lịch Phú Quốc từ năm 2014 đến nay đã khẳng định mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố: Sự hiểu biết về môi trường, Độ nhạy cảm về môi trường, Sự gắn bó điểm đến tới Hành vi trách nhiệm của du khách đến môi trường du lịch biển đảo Việt Nam, cụ thể ở Phú Quốc. Từ khóa: Sự hiểu biết về môi trường; Độ nhạy cảm về môi trường; Sự gắn bó điểm đến; hành vi trách nhiệm của du khách; Du lịch bền vững; Phát triển bền vững. 1. GIỚI THIỆU Là một nước tiềm năng phát triển du lịch biển đảo với hơn 3260 km đường bờ biển và 2773 đảo ven bờ. Trong đó, Phú Quốc là trung tâm phát triển du lịch biển của vùng biển phía Nam; Dưới ảnh hưởng của dự thảo luật đặc khu thì bối cảnh bất động sản nghỉ dưỡng ở đây đang bùng nổ. Việc khai thác du lịch biển ở Phú Quốc gắn liền với hành vi của con người do đó sẽ gây nên những tác động hai chiều giữa lợi ích về kinh tế và tình trạng của môi trường thiên nhiên. Vậy nên, việc bảo tồn môi trường cũng như hệ sinh thái biển đảo ở Phú Quốc là rất quan trọng và cần thiết. Trong đó, nhận thức và thái độ của du khách về môi trường có tác động trực tiếp đến hành vi trách nhiệm đối với môi trường. Trước đó đã có nhiều nghiên cứu về hành vi trách nhiệm của du khách đến môi trường. Nhóm tác giả đã tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây có liên quan đến đề tài này được thực hiện ở các điểm đến quốc tế khác nhau 177 Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 trên thế giới và nhận thấy rằng các nghiên cứu trước đó chỉ tìm hiểu các yếu tố riêng lẻ tác động lên hành vi của con người đến môi trường (Cheng & Huang, 2013). Vì vậy, nghiên cứu này nhóm tác giả sẽ làm rõ mối quan hệ trung gian và các ảnh hưởng lẫn nhau giữa các biến, cụ thể mức độ hiểu biết của du khách về môi trường ở đảo Phú Quốc cao hơn sẽ mang lại những tác động tích cực lên các mối quan tâm đến đảo. Từ đó tạo nên các cảm giác gắn bó tích cực đối với đảo. Xuất phát từ những tâm lý tích cực du khách sẽ có những hành vi có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường biển đảo ở Phú Quốc, mặt khác, khi du khách đã có những mối quan tâm về ảnh hưởng của các hoạt động du lịch, các tác động của con người lên môi trường biển đảo thì khả năng cao phát triển tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường. Các kết quả tích cực của bài nghiên cứu như là thước đo cho các cơ quan chức năng trong việc giáo dục sự hiểu biết về môi trường, độ nhạy cảm về môi trường cho người dân và hướng họ đến những hành vi trách nhiệm của du khách đúng đắn để có những tác động tốt lên môi trường. Mô hình của bài nghiên cứu này là tiền đề cho các nghiên cứu sau này lên các đối tượng, phạm vi khác ở Việt Nam và xa hơn là khu vực Châu Á và cũng có thể được khái quát ở những đối tượng khác có cùng mối quan tâm - Là các vấn đề với môi trường như các điểm du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn các di sản văn hóa vật thể. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm nghiên cứu Sự hiểu biết về môi trường Theo các nhà nghiên cứu môi trường (Amy, 1994; Huang & Shin, 2009) thì sự hiểu biết về môi trường chính là mức độ quan tâm đến môi trường tự nhiên và được xác định như là một sự hiểu biết đại chúng bao gồm: Bảo vệ môi trường, môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và các thành phần trong hệ sinh thái. Bên cạnh đó, Viện Môi trường Phần Lan (Finnish Environment Institute, 2000) đã chỉ ra rằng: Sự khác nhau về kiến thức sẽ dẫn đến những hành động khác biệt đối với môi trường. Chính vì vậy, mức độ của hiểu biết sẽ khác nhau đối với từng nhóm đối tượng. Việc nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết của người dân vẫn là yếu tố then chốt trong việc gìn giữ, bảo tồn và tôn tạo cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học của biển đảo. Đồng thời, nghiên cứu của 2 nhà khoa học môi trường Wurzinger & Johansson (2006) về sự hiểu biết và độ nhạy cảm về môi trường cũng đã lý giải thêm rằng: Những du khách có sự am hiểu, có kiến thức phong phú về môi trường sẽ quan tâm nhiều hơn về những vấn đề môi trường của địa điểm tham quan và ngược lại. Sivek và Hungerford (1990) đã chỉ ra rằng kiến thức môi trường có thể nâng cao tính nhạy cảm về môi trường của con người, kiến thức môi trường và độ nhạy môi trường sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của hành vi môi trường. 178 Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019 Độ nhạy cảm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên Hiểu biết về môi trường Du lịch biển đảo Hành vi trách nhiệm Du lịch bền vững Phát triển bền vữngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1552 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 492 0 0 -
342 trang 348 0 0
-
57 trang 339 0 0
-
33 trang 332 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 319 0 0 -
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 270 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 267 0 0