Danh mục

Tác động của tài chính vi mô đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 988.78 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tác động của tài chính vi mô đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam. Kết quả hồi qui FEM và REM cho biết hoạt động tài chính vi mô có tác động tích cực đến tài chính toàn diện. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho biết ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện quan trọng để thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của tài chính vi mô đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 341 TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM Phan Thị Hồng Thảo - Trần Thị Thắng Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt Tài chính vi mô ra đời đã thể hiện được vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tài chính vi mô cho phép những người nghèo, người yếu thế được truy cập vào hệ thống tài chính, qua đó góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tác động của tài chính vi mô đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam. Kết quả hồi qui FEM và REM cho biết hoạt động tài chính vi mô có tác động tích cực đến tài chính toàn diện. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho biết ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện quan trọng để thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Từ khóa: Kinh tế vĩ mô, tài chính toàn diện, tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô. THE IMPACT OF MICROFINANCE ON FINANCIAL INCLUSION IN VIETNAM Abstract Microfinance was born and has shown an important role in the socio-economic development of countries, especially in developing countries. Microfinance allows the poor and disadvantaged to access the financial system, thereby contributing to the promotion of financial inclusion. This study was conducted to evaluate the impact of microfinance in promoting financial inclusion in Vietnam. FEM and REM regression results show that microfinance has a positive impact on financial inclusion. Besides, the study also concluded that macroeconomic stability is an important condition for promoting financial inclusion in Vietnam. Keywords: financial inclusion, formal microfinance institutions, macroeconomics, microfinance 1. Giới thiệu Bằng chứng về tài chính vi mô (TCVM) đã được tìm thấy từ thời trung cổ ở Châu Âu, đặc biệt ở Ailen và Đức. Tại Châu Âu vào thế kỷ thứ 15, Giáo hội Công giáo đã thành lập cửa hàng cầm đồ để bảo vệ con người khỏi những người cho vay nặng lãi. Những cửa hàng cầm đồ sau đó lan rộng ra khắp lục địa và trở thành nguồn gốc của TCVM ở Châu Âu. Tại khu vực Châu Á, giáo sư Muhammad Yunus đã tiến hành dự án cho vay thí điểm đối với một nhóm phụ nữ nông thôn ở Jobra vào năm 1976. Dự án này được triển khai rất thành công và sau đó phát triển thành Ngân hàng Grameen vào năm 1983. Đặc biệt vào năm 2006 khi tác giả của mô hình Grameen nhận được giải Nobel về Hòa Bình thì hoạt động TCVM thực sự nở rộ. Sau 342 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA đó, mô hình Grameen đã trở thành mô hình mẫu cho hoạt động TCVM tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động TCVM ngày càng đa dạng, không chỉ bao gồm tín dụng vi mô mà còn nhiều dịch vụ tài chính khác (tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm…). Với các dịch vụ tài chính đó, TCVM đã cho phép những người nghèo, người yếu thế được truy cập vào hệ thống tài chính, qua đó góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tại Việt Nam, chương trình TCVM du nhập từ năm 1987 thông qua kênh các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) song phương và đa phương, các cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương nhằm mục đích tiếp cận được với người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Trải qua hơn 30 năm, hoạt động TCVM Việt Nam đã phát triển qua 03 giai đoạn: Hình 1. Các giai đoạn phát triển TCVM Việt Nam Giai đoạn phát triển theo chiều sâu Giai đoạn mở rộng (Từ 2005-nay) (Từ 1991-2005) Giai đoạn khởi đầu (Trước năm 1990) Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2014 (i) Giai đoạn khởi đầu (trước năm 1990), trong giai đoạn này TCVM ít có ý nghĩa trong phát triển kinh tế, nhưng lại có vai trò to lớn trong việc cứu giúp những người, những hộ gia đình gặp rủi ro bất ngờ, đe dọa cuộc sống và có thể đẩy họ rơi vào thảm cảnh. (ii) Giai đoạn mở rộng (từ năm 1991 đến 2005) là giai đoạn có sự hoạt động của hàng loạt các dự án tài trợ từ các NGO quốc tế, các dự án từ các tổ chức quốc tế, các dự án song phương với các mô hình thử nghiệm khác nhau. Có thể chia ra thành 3 mô hình: (i) mô hình chuyên cung cấp dịch vụ tiết kiệm - tín dụng cho phụ nữ nghèo, thường do các NGO quốc tế tài trợ thông qua đối tác là Hội Phụ nữ ...

Tài liệu được xem nhiều: