Danh mục

Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở các quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 715.73 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở các quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN và chính sách phát triển đất nước đi đôi với sự ô nhiễm môi trường được nằm trong sự kiểm soát của quốc gia đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở các quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN THUỘC KHỐI ASEAN THE IMPACT OF ECONOMIC GROWTH AND TRADE OPENNESS TO THE CO2 EMISSION IN DEVELOPING COUNTRIES OF ASEAN Bùi Thái Diệu Thảo, Nguyễn Tấn Phát, Tạ Thị Linh Nhi GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệu Lê Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại thành phô Hồ Chí Minh nghiencuukhoahoc.phatthaonhi@gmail.com TÓM TẮT Sự chuyển biến phức tạp của khí hậu trong những thập niên gần đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm môi trường và đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng. Lượng phát thải CO2 là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất và là nhân tố chủ yếu giải thích cho hiện tượng nóng lên toàn cầu. Song, trong thời kỳ hội nhập trên phạm vi toàn cầu hiện nay, tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại là cần thiết và tiên quyết để tránh khỏi sự lạc hậu so với các quốc gia khác. Bài nghiên cứu tập trung phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở các quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN và chính sách phát triển đất nước đi đôi với sự ô nhiễm môi trường được nằm trong sự kiểm soát của quốc gia đó. Kết quả chỉ ra rằng, thu nhập bình quân trên đầu người tác động đến lượng phát thải CO2 theo dạng chữ U ngược, tức là thời kỳ đầu thu nhập bình quân sẽ gây ra tác động làm tăng lượng phát thải CO2 nhưng khi thu nhập bình quân vượt qua ngưỡng nhất định thì thu nhập bình quân sẽ tác động âm đến lượng phát thải CO2; độ mở thương mại có tương quan dương với lượng phát thải CO2. Từ khóa: ASEAN, tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, phát thải CO2. ABSTRACT In recent decades, the complex changes of climate is the main cause leading to environmental pollution and threatening the sustainable development of the countries in the world in general and in ASEAN in particular. CO2 emissions is not only one of the most important causes but also a key factor to explain the phenomenon of global warming. However, during the period of integration on a global scale today, economic growth and trade openness is necessary and prerequisite for avoiding the backwardness. The research articles focuses on analyzing the impact of economic growth and trade openness to CO2 emissions in developing countries in ASEAN and national development policies inherent in the environmental pollution control in those countries. Results indicated that the income per capita affect CO2 emissions in the form of reverse U shape. It means the first period the income per capita will impact positively on CO2 emissions but when income per capita crossed the certain thresholds, it will impact negatively on CO2 emissions; trade openness positively correlated with CO2 emissions. Keywords: ASEAN, economics growth, trade openness, CO2 emissions. 1. Giới thiệu Trong những thập niên gần đây khí hậu ngày càng có sự chuyển biến phức tạp theo chiều hướng tiêu cực trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đại diện có Solomon và cộng sự (2008) nhận định rằng lượng phát thải CO2 là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất vì đây là nhân tố chủ yếu giải thích cho hiện tượng nóng lên toàn cầu. Báo cáo tổng quan môi trường Toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thống kê trong 100 năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng lên khoảng 0,5oC và ước tính trong thế kỷ XXI nhiệt độ sẽ tăng từ 1,5 - 4,5oC so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Biểu đồ dưới thể hiện tổng lượng phát thải CO2 toàn thế giới có xu hướng luôn tăng từ năm 1975-2011. Điều này dẫn đến mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25cm đến 140cm. 500 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD ASEAN là một trong những khu vực kinh tế lớn nhất thế giới, tỷ lệ tăng trưởng cao và ổn định kể từ năm 2000 nhưng vẫn chưa xử lí triệt để được các vấn đề về môi trường ở các nước đang phát triển. Tính đến năm 2010, lượng phát thải CO2 ở ASEAN đạt ngưỡng 1.070,8 (Mt) (Megaton). Tốc độ tăng trưởng hằng năm đối với chỉ tiêu này ở ASEAN trong giai đoạn 1990-2020 khoảng 5,2% (Thống kê và ước tính theo “Energy Outlook for Asia and the Pacific”, 2013). Biểu đồ 1. Tổng lượng phát thải CO2 trên toàn thế giới từ năm 1975-2011 Mặt khác, ASEAN được đánh giá là khối kinh tế có độ mở thương mại cao. Tính đến năm 2011, các nền kinh tế của ASEAN có độ mở lớn và phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại với tỷ trọng chiếm từ 90-300% (không tính Myanmar). Tỷ lệ xuất khẩu so với tổng sản phẩm quốc nội của khối ASEAN từ 50% như trường hợp của Indonesia, Philippines và đến 75% như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia. Trong khi đó, độ mở thương mại là một thành phần thiết yếu của tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng (Sadorsky, 2011). Các điều kiện kinh tế của đất nước quyết định tác động của mở cửa thương mại đến mức tiêu thụ năng lượng (Cole, 2006). Tăng cường thương mại cho phép các nền kinh tế đang phát triển nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nền kinh tế đã phát triển. Kéo theo đó, việc áp dụng công nghệ cao đối với các nước đang phát triển sẽ làm tăng năng suất lao động và giảm phát thải CO2. Song, các nước đang phát triển của ASEAN cần cẩn trọng để tránh khỏi trở thành một thị trường tiêu thụ sản phẩm chất lượng thấp, máy móc thiết bị với công nghệ lạc hậu mà hậu quả tới môi trường sinh thái là khôn lường. Mô hình tăng trưởng mà các quốc gia này đang theo đuổi có thể là “cái bẫy” của sự phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: