Tác động của TPP đến nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 606.11 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đưa ra các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn vừa qua, tuy nhiên với cách tiếp cận ở góc độ phân tích thực trạng nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế (không bao gồm thu từ dầu thô, thu từ đất đai, thu từ bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước) và chỉ ra những tác động của TPP đến nguồn thu từ thuế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của TPP đến nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA TPP ĐẾN NGUỒN THU TỪ THUẾ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh1 Tóm tắt Việt Nam khởi động việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 3 năm 2010, cho đến nay đã trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư giữa các nước thành viên. TPP được nhận định sẽ có tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, tới từng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo đó, áp lực chi tiêu công tăng lên trong khi áp lực giảm thuế theo cam kết khi gia nhập TPP và giảm thuế trong điều tiết sản xuất kinh doanh và tiêu dùng càng làm cho sự mất cân đối thu chi ngân sách trở nên căng thẳng. Đã có một số bài viết đưa ra các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn vừa qua, tuy nhiên với cách tiếp cận ở góc độ phân tích thực trạng nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế (không bao gồm thu từ dầu thô, thu từ đất đai, thu từ bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước) và chỉ ra những tác động của TPP đến nguồn thu từ thuế, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm ổn định nguồn thu từ thuế của Ngân sách Nhà nước (NSNN) khi Việt Nam gia nhập TPP. Từ khóa: TPP, thuế, NSNN 1. Thực trạng và xu hướng điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam trước khi gia nhập TPP Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu cân đối và các khoản thu bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Thu cân đối ngân sách nhà nước, theo phương thức thống kê thu ngân sách của Việt Nam thì nguồn thu từ dầu thô, quyền sử dụng đất, từ bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước cũng được tính chung vào nguồn thu ngân sách, trong đó riêng thu từ dầu thô đang được xếp vào khoản thu từ thuế như các khoản thu từ các sắc thuế. Xét về bản chất thì các khoản thu này không mang tính chất là khoản động viên từ nền kinh tế. 1 Trường Đại học Thương mại. Email: hanhdhtm@yahoo.com 613 Tỷ lệ động viên thuế từ GDP ở mức cao Tỷ lệ động viên từ GDP vào thuế thể hiện hiệu quả của hệ thống thuế quốc gia nhưng đồng thời cũng thể hiện gánh nặng thuế, tạo sức ép cho các chủ thể kinh tế. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính trong giai đoạn 5 năm từ 2011 - 2015, tỉ lệ nguồn thu từ thuế ở Việt Nam khoảng 15,6% GDP (không bao gồm thu từ dầu thô và thu từ tiền sử dụng đất). Mặc dù tỷ lệ động viên của các sắc thuế chính ở mức thấp và đang được điều chỉnh theo xu hướng giảm dần nhưng so với một số quốc gia trong khu vực vẫn ở mức tương đối cao. Xu hướng giảm thuế trực thu, tăng thuế gián thu trong nguồn thu từ thuế Trong tổng nguồn thu từ thuế của Việt Nam giai đoạn vừa qua, tỷ trọng giữa thuế trực thu và thuế gián thu về cơ bản là cân bằng. Thuế trực thu gồm các loại thuế thu nhập và thuế tài sản chiếm khoản 52%, thuế gián thu gồm các loại thuế tính trên giá trị hàng hóa, dịch vụ chiếm khoảng 48%. Các sắc thuế chủ yếu hiện nay gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thuế suất thuế TNDN giảm 32% năm 1999, 28% năm 2004, 25% năm 2009, 22% năm 2014 và 20% từ 01/01/2016. Mức bình quân chung của các nước trên thế giới ở mức 27% thì thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam là khá thấp. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): hiện nay mức thuế suất phổ thông ở Việt Nam là 10% (cùng với mức thuế suất 5% được áp dụng đối với một số hàng hóa, dịch vụ thuộc loại thiết yếu và thông dụng, thuế 0% được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu). Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mức thuế suất ở mức 10%, còn lại phần lớn các quốc gia có thuế suất từ 12% đến 25%, thậm chí có nhiều quốc gia có mức thuế suất từ 17% đến 25%. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt từ 10% đến 70% (Thông tư số 195/2015/TT - BTC của Bộ Tài chính) áp dụng đối với các hàng hóa dịch vụ Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng hoặc việc tiêu dùng được tập trung vào những bộ phận có thu nhập cao hay những dịch vụ nhạy cảm về mặt xã hội. Quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần hình thành một xu hướng tiêu dùng tích cực trong xã hội. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), đồng thời tham gia nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), theo đó thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đều được cắt giảm đối với hàng nghìn dòng thuế dẫn đến tỷ trọng thu từ thuế xuất khẩu nhập khẩu giảm đáng kể trong tổng thu từ thuế của NSNN. 614 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Thuế suất thuế thu nhập cá nhân là thuế suất lũy tiến từng phần, được quy định từ 5% đến 35%, đảm bảo huy động một phần thu nhập đối với những cá nhân có thu nhập cao. Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh sẽ nộp thuế theo mức khoán trên doanh thu theo tỷ lệ phù hợp với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh. 2. Cam kết về thuế giữa Việt Nam với các nước thành viên TPP 2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu của các nước dành cho Việt Nam Các nước cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78 - 95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97 - 100% dòng thuế. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5 - 10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 - 5 năm như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su… Hầu hết các nước có biểu thuế áp dụng chung cho tất cả các nước còn lại (trừ Mỹ áp dụng riêng lộ trình giảm thuế với hàng hóa của từng thành viên TPP). Mỹ xóa bỏ gần 100% số dò ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của TPP đến nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA TPP ĐẾN NGUỒN THU TỪ THUẾ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh1 Tóm tắt Việt Nam khởi động việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 3 năm 2010, cho đến nay đã trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư giữa các nước thành viên. TPP được nhận định sẽ có tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, tới từng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo đó, áp lực chi tiêu công tăng lên trong khi áp lực giảm thuế theo cam kết khi gia nhập TPP và giảm thuế trong điều tiết sản xuất kinh doanh và tiêu dùng càng làm cho sự mất cân đối thu chi ngân sách trở nên căng thẳng. Đã có một số bài viết đưa ra các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn vừa qua, tuy nhiên với cách tiếp cận ở góc độ phân tích thực trạng nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế (không bao gồm thu từ dầu thô, thu từ đất đai, thu từ bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước) và chỉ ra những tác động của TPP đến nguồn thu từ thuế, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm ổn định nguồn thu từ thuế của Ngân sách Nhà nước (NSNN) khi Việt Nam gia nhập TPP. Từ khóa: TPP, thuế, NSNN 1. Thực trạng và xu hướng điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam trước khi gia nhập TPP Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu cân đối và các khoản thu bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Thu cân đối ngân sách nhà nước, theo phương thức thống kê thu ngân sách của Việt Nam thì nguồn thu từ dầu thô, quyền sử dụng đất, từ bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước cũng được tính chung vào nguồn thu ngân sách, trong đó riêng thu từ dầu thô đang được xếp vào khoản thu từ thuế như các khoản thu từ các sắc thuế. Xét về bản chất thì các khoản thu này không mang tính chất là khoản động viên từ nền kinh tế. 1 Trường Đại học Thương mại. Email: hanhdhtm@yahoo.com 613 Tỷ lệ động viên thuế từ GDP ở mức cao Tỷ lệ động viên từ GDP vào thuế thể hiện hiệu quả của hệ thống thuế quốc gia nhưng đồng thời cũng thể hiện gánh nặng thuế, tạo sức ép cho các chủ thể kinh tế. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính trong giai đoạn 5 năm từ 2011 - 2015, tỉ lệ nguồn thu từ thuế ở Việt Nam khoảng 15,6% GDP (không bao gồm thu từ dầu thô và thu từ tiền sử dụng đất). Mặc dù tỷ lệ động viên của các sắc thuế chính ở mức thấp và đang được điều chỉnh theo xu hướng giảm dần nhưng so với một số quốc gia trong khu vực vẫn ở mức tương đối cao. Xu hướng giảm thuế trực thu, tăng thuế gián thu trong nguồn thu từ thuế Trong tổng nguồn thu từ thuế của Việt Nam giai đoạn vừa qua, tỷ trọng giữa thuế trực thu và thuế gián thu về cơ bản là cân bằng. Thuế trực thu gồm các loại thuế thu nhập và thuế tài sản chiếm khoản 52%, thuế gián thu gồm các loại thuế tính trên giá trị hàng hóa, dịch vụ chiếm khoảng 48%. Các sắc thuế chủ yếu hiện nay gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thuế suất thuế TNDN giảm 32% năm 1999, 28% năm 2004, 25% năm 2009, 22% năm 2014 và 20% từ 01/01/2016. Mức bình quân chung của các nước trên thế giới ở mức 27% thì thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam là khá thấp. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): hiện nay mức thuế suất phổ thông ở Việt Nam là 10% (cùng với mức thuế suất 5% được áp dụng đối với một số hàng hóa, dịch vụ thuộc loại thiết yếu và thông dụng, thuế 0% được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu). Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mức thuế suất ở mức 10%, còn lại phần lớn các quốc gia có thuế suất từ 12% đến 25%, thậm chí có nhiều quốc gia có mức thuế suất từ 17% đến 25%. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt từ 10% đến 70% (Thông tư số 195/2015/TT - BTC của Bộ Tài chính) áp dụng đối với các hàng hóa dịch vụ Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng hoặc việc tiêu dùng được tập trung vào những bộ phận có thu nhập cao hay những dịch vụ nhạy cảm về mặt xã hội. Quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần hình thành một xu hướng tiêu dùng tích cực trong xã hội. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), đồng thời tham gia nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), theo đó thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đều được cắt giảm đối với hàng nghìn dòng thuế dẫn đến tỷ trọng thu từ thuế xuất khẩu nhập khẩu giảm đáng kể trong tổng thu từ thuế của NSNN. 614 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Thuế suất thuế thu nhập cá nhân là thuế suất lũy tiến từng phần, được quy định từ 5% đến 35%, đảm bảo huy động một phần thu nhập đối với những cá nhân có thu nhập cao. Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh sẽ nộp thuế theo mức khoán trên doanh thu theo tỷ lệ phù hợp với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh. 2. Cam kết về thuế giữa Việt Nam với các nước thành viên TPP 2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu của các nước dành cho Việt Nam Các nước cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78 - 95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97 - 100% dòng thuế. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5 - 10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 - 5 năm như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su… Hầu hết các nước có biểu thuế áp dụng chung cho tất cả các nước còn lại (trừ Mỹ áp dụng riêng lộ trình giảm thuế với hàng hóa của từng thành viên TPP). Mỹ xóa bỏ gần 100% số dò ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thuế nhà nước Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước Tài chính doanh nghiệp Vốn đầu tư Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 758 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 719 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 696 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 572 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 539 0 0 -
18 trang 458 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 432 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 419 12 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 368 10 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 363 1 0