Danh mục

Tác động của từng nhóm rủi ro lên rủi ro tổng thể trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 986.09 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tập trung đánh giá 6 rủi ro của chuỗi cung ứng ngành gỗ là rủi ro cung ứng, rủi ro vận hành, rủi ro nhu cầu, rủi ro hậu cần, rủi ro thông tin và rủi ro môi trường đến rủi ro tổng thể. Bằng việc sử dụng phỏng vấn sâu 12 chuyên gia trong ngành, các tác giả đã có được bảng hỏi hiệu chỉnh cho phù hợp với Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của từng nhóm rủi ro lên rủi ro tổng thể trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 3 TÁC ĐỘNG CỦA TỪNG NHÓM RỦI RO LÊN RỦI RO TỔNG THỂ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ TẠI VIỆT NAM Khúc Thế Anh - Nguyễn Duy Thanh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Bùi Minh Huy Hoàng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung đánh giá 6 rủi ro của chuỗi cung ứng ngành gỗ là rủi ro cung ứng, rủi ro vận hành, rủi ro nhu cầu, rủi ro hậu cần, rủi ro thông tin và rủi ro môi trường đến rủi ro tổng thể. Bằng việc sử dụng phỏng vấn sâu 12 chuyên gia trong ngành, các tác giả đã có được bảng hỏi hiệu chỉnh cho phù hợp với Việt Nam. Với cỡ mẫu 656 quan sát, xử lý dữ liệu bằng SPSS 22 và AMOS 20, kết quả cho thấy: rủi ro thông tin và hậu cần được nhóm thành 1 nhóm biến, và toàn bộ đều ảnh hưởng đến tổng thể rủi ro nói chung. Từ kết quả của mô hình, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm đánh giá rủi ro trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại Việt Nam. Từ khóa: chuỗi cung ứng, ngành đồ gỗ, rủi ro. IMPACT OF EACH TYPE OF RISK ON TOTAL RISK IN TIMBER INDUSTRY SUPPLY CHAIN IN VIETNAM Abstract This study assesses 6 risks of the timber industry supply chain, namely supply risk, operational risk, demand risk, logistics risk, information risk and environmental risk to total risk. Using in-depth interviews with 12 experts, the authors adjusted a questionnaire for Vietnam. With a sample size of 656 observations, data processing using SPSS 22 and AMOS 20, the results show that: information and logistics risks are grouped into a group of variables, and all affect the total risk. From the results of the model, the authors provide some policy implications for risk assessment in the furniture supply chain in Vietnam. Keywords: supply chain, timber industry, risk. 4 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa 1. Đặt vấn đề Khái niệm về chuỗi cung ứng đã không còn xa lạ trên thế giới, song còn mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Kenton (2019), chuỗi cung ứng là một mạng lưới giữa một công ty và các nhà cung cấp của nó để sản xuất và phân phối một sản phẩm cụ thể cho người mua cuối cùng. Mạng này bao gồm hoạt động, con người, thực thể, thông tin và tài nguyên khác nhau. Chuỗi cung ứng cũng thể hiện các bước cần thiết để đưa sản phẩm/dịch vụ từ trạng thái ban đầu đến khách hàng. Chuỗi cung ứng được phát triển bởi các công ty để họ có thể giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh. Mạng lưới này có vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp vì chúng đảm bảo tính hệ thống trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng có vai trò lớn không chỉ riêng đối với các nhà quản trị mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập, không nằm ngoài chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu và là một thành phần quan trọng trong quy trình sản xuất, phân phối nhiều sản phẩm trên thế giới. Song song với cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa và tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức như hàng hóa đòi hỏi phải nâng cao tính cạnh tranh, phải linh hoạt và sắc bén hơn nữa để vươn ra thị trường thế giới. Làm thế nào giảm thiểu rủi ro trong quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm là bài toán đặt ra không chỉ đối với Việt Nam mà còn là vấn đề chung của rất nhiều nền kinh tế đang phát triển. Trong gần hai thập kỷ trở lại đây, với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam đã có những con số ấn tượng trong quy mô phát triển, chất lượng sản phẩm. Giá trị xuất khẩu lâm nghiệp tăng từ 28.200 năm 2016 lên 31.345 tỷ đồng năm 2018. Tính đến 20/11/2018, cả nước thu được trên 2.800 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, tăng 21% so với kế hoạch và tăng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Thương mại gỗ, đồ gỗ trong nước và trên thế giới tăng trưởng mạnh, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 thế giới, số 2 châu Á và số 1 Đông Nam Á trong giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản khi trong năm 2018 xuất khẩu lâm sản bao gồm gỗ ước đạt 9,38 tỷ USD. Bên cạnh đó, những con số chỉ tiêu mà chính phủ đặt ra cho ngành gỗ Việt Nam trong những năm tới thể hiện niềm hy vọng rất lớn vào ngành công nghiệp này. Cụ thể, chỉ tiêu đặt ra năm 2019 xuất khẩu gỗ của Việt Nam phải đạt 11 tỷ USD, năm 2020 đạt 12 – 13 tỷ USD, năm 2025 đạt 18 – 20 tỷ USD (Nguyễn Xuân Phúc, 2019). Tuy nhiên, quy mô sản xuất lâm nghiệp còn nhỏ, manh mún, các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng chưa nhiều, mối quan hệ giữa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: