Danh mục

Tác động của việc sử dụng chính sách vay nợ trong mối quan hệ tương tác với cạnh tranh ngành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 503.79 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo viết nghiên cứu xem xét tác động của mức độ cạnh tranh của 13 ngành khác nhau trên thị trường trong mối quan hệ tương tác với đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM (HOSE) giai đoạn 2007 – 2015. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của việc sử dụng chính sách vay nợ trong mối quan hệ tương tác với cạnh tranh ngành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH VAY NỢ TRONG MỐI QUAN HỆ TƢƠNG TÁC VỚI CẠNH TRANH NGÀNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NCS ThS Châu V n Thưởng Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân h ng, Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM NCS ThS Nguyễn Công Thành School of Business & Management, RMIT University ThS Phạm Thị Anh Thư School of Economics, University of Rennes I TÓM TẮT Bài nghiên cứu xem xét tác động của mức độ cạnh tranh của 13 ngành khác nhau trênthị trường trong mối quan hệ tương tác với đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của cácDN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM (HOSE) giai đoạn 2007 – 2015. Bằng kỹthuật ước lượng Moment tổng quán (GMM), nhóm tác giả sử dụng các biến công cụ cho đònbẩy tài chính gồm tỷ lệ tài sản hữu hình và lá chắn thuế phi nợ để kiểm soát hiện tượng nộisinh xảy ra trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ dương của đònbẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của DN và tác động này dường như thể hiện rõ rệt hơnkhi mức độ cạnh tranh cao của thị trường càng cao. Từ khóa: Cạnh tranh ngành, Cấu trúc vốn, Hiệu quả hoạt động DN 1. MỞ ĐẦU: Đến nay, mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (DN)vẫn còn nhận được nhiều sự tranh cãi từ các nhà nghiên cứu khác nhau trên thế giới.Modigliani and Miller (1958) cho rằng cấu trúc vốn không có liên quan tới hiệu quả hoạtđộng của DN. Trái lại, trên thực tế nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy cấu trúc vốn cómối quan hệ nhất định đối với hiệu quả hoạt động của DN. Cụ thể, sự đánh đổi giữa chi phíđại diện của nợ và vốn chủ sở hữu (Jensen & Meckling, 1976); tác động giới hạn về khả năngvay thêm nợ (Brander & Lewis, 1986); và tác động điều tiết của nợ vay (Grossman & Hart,1983; Jensen, 1986) tất cả đều ủng hộ cho tác động dương của đòn bẩy tài chính lên hiệu quảhoạt động của DN. Tuy nhiên, vấn đề liên quan tới đầu tư không tối ưu đi kèm với nợ (Myers,1977) và phản ứng của các bên có liên quan đối với đòn bẩy tài chính (Maksimovic &Titman, 1991; Titman, 1984) lại ủng hộ tác động âm. Ngoài ra, lý thuyết thâu tóm DN đề xuấtrằng trên thị trường sản phẩm tập trung thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính khiến cho DN dễdàng bị thâu tóm bởi các DN khác trong cùng ngành (Bolton & Scharfstein, 1990; Chavalier& Scharfstein, 1996; Dasgupta & Titman, 1998). Vì lẽ đó việc đưa thêm điều kiện của mức độ cạnh tranh vào tác động của đòn bẩy tàichính lên hiệu quả hoạt động của DN trên thị trường là điều vô cùng cần thiết. Hiện tại, bằngchứng cho sự tương tác giữa đòn bẩy tài chính và mức độ cạnh tranh mới được nghiên cứucho các DN tại Mỹ và một số quốc gia đang phát triển (Campello, 2003, 2006; Chevalier, 1995a,1995b; Kovenock & Phillips, 1997; Opler & Titman, 1994) cần phải có thêm bằng chứng ủng hộcho mối quan hệ này. Bài viết sử dụng Việt Nam làm bối cảnh nghiên cứu vì việc xem xét tác độngcủa cạnh tranh ngành lên hiệu quả hoạt động của DN còn khá mới mẻ tại Việt Nam và tác động củacạnh tranh ngành lên đòn bẩy tài chính lại là một vấn đề chưa được giải quyết. Tác giả hy vọng bàinghiên cứu sẽ đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho mối liên hệ tương tác giữa đòn bẩy tàichính và mức độ cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của DN. Sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng cho mẫu dữ liệu gồm 302 DN niêm trên sàngiao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) trong giai đoạn 2007 – 2015, bài nghiên cứu giảiquyết hai câu hỏi sau: (1) liệu mức độ cạnh tranh ngành có tác động tới mối quan hệ giữa đònbẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của DN? (2) Với các chỉ số đo lường cạnh tranh khác 413TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNGnhau thì có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động DN? Bài nghiên cứu được cấu trúcnhư sau. Phần 2 trình bày tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan tớimối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính và mức độ cạnh tranh với hiệu quả hoạt động của DN. Từđó tác giả đưa ra được giả thuyết nghiên cứu trong phần 3. Phương pháp nghiên cứu và kếtquả nghiên cứu được trình bày trong phần 4 và 5. Cuối cùng, bài viết kết luận lại nội dungtrọng tâm của toàn bài nghiên cứu. 2. NỘI DUNG: 2.1 Cơ sở lý thuyết: Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của DN là một trong nhữngvấn đề được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung kết quảcủa những bài nghiên cứu này thường chỉ ra rằng đò ...

Tài liệu được xem nhiều: