Danh mục

Tác dụng bảo vệ bờ biển của rừng ngập mặn trong cơn bão số hai năm 2005 tại Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.76 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài báo, tác giả nêu góc nhìn nhận khác về vai trò, cấu trúc của RNM đối với việc làm giảm độ cao sóng, năng lượng sóng và ngăn bùn cát gây biến dạng đường bờ biển trong cơn bão số 2 diễn ra vào ngày 31 tháng 7 năm 2005 tại Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác dụng bảo vệ bờ biển của rừng ngập mặn trong cơn bão số hai năm 2005 tại Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2011, Vol. 56, No. 3, pp. 86-92 TÁC DỤNG BẢO VỆ BỜ BIỂN CỦA RỪNG NGẬP MẶN TRONG CƠN BÃO SỐ HAI NĂM 2005 TẠI BÀNG LA, ĐỒ SƠN, HẢI PHÒNG Vũ Đoàn Thái Đại học Hải Phòng E-mail: VuDoanThai@gmail.com1. Mở đầu Biển là nguồn tài nguyên đem lại nhiều mặt lợi cho những quốc gia có biển,song lúc biển nổi sóng khi có dông, bão thì cũng đem lại nhiều điều nguy hại chonhững quốc gia có đường bờ biển. Hải Phòng là một trong những thành phố biểnở Việt Nam, với đường bờ biển dài trên 125 km. Hàng năm Hải Phòng hứng chịutới 31% tổng số cơn bão đổ bộ vào Việt Nam. Các cơn bão này thường kèm theogió mạnh với tốc độ 30 - 40 m/s (110 - 140 km/h), gió giật có thể trên 50 m/s (180km/h), kèm theo lượng mưa gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế và tácđộng xấu tới môi trường [6]. Ở bờ biển, bão, gió to sẽ mang theo một lượng lớn bồitích đẩy vào bờ gây sa bồi luồng bến, làm mất tính đa dạng của vùng triều và gâybiến dạng đường bờ biển. Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của rừng ngập mặn (RNM) củacác tác giả trong và ngoài nước như: Phan Nguyên Hồng, Trần Văn Ba và cộng sự[7], Aksornkoae, S [1], Furukawa, K; Wolanski, E [9], Mazda, Y; Phan Nguyên Hồng[8], Vũ Đoàn Thái, Mai Sỹ Tuấn [10]. . . Trong phạm vi bài báo, chúng tôi nêu gócnhìn nhận khác về vai trò, cấu trúc của RNM đối với việc làm giảm độ cao sóng,năng lượng sóng và ngăn bùn cát gây biến dạng đường bờ biển trong cơn bão số 2diễn ra vào ngày 31 tháng 7 năm 2005 tại Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tài liệu, đối tượng và địa điểm nghiên cứu * Tài liệu nghiên cứu: - Số liệu đo cấu trúc rừng trang (Kandelia obovata Shuen, Lui và Yong); rừngbần - trang (Sonneratia caseolaris (L) Engl - Kandelia obovata Shuen, lui và Yong)tại Bàng La, Đồ Sơn từ tháng 5/2004 đến tháng 8/2004. - Các tài liệu có liên quan khác tới sóng bão.86 Tác dụng bảo vệ bờ biển của rừng ngập mặn trong cơn bão số hai năm 2005... * Đối tượng nghiên cứu: Rừng trang, rừng bần - trang ở độ tuổi 5 - 6 tuổi nơi có độ rộng dải rừng từđê ra biển là 650 m. * Địa điểm nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là dải RNM trồng ở ven biển Bàng La (Đồ Sơn). Đây làmột trong những điểm trồng RNM thành công ở vùng ven biển Bắc Bộ.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cấu trúc của RNM dựa trên phương pháp của Braun-Blanquet(1932). - Tất cả các ô tiêu chuẩn được thực hiện đo dọc theo mặt cắt vuông góc vớiđê biển. - Rừng trang đo 3 ô. Mỗi ô có diện tích 100 m2 (10m x 10m). - Rừng bần đo 3 ô mỗi ô có diện tích 1500 m2 (25m x 60m). - Đo đường kính thân cây bần tại ví trí 80 cm từ mặt đất trở lên (nguyên tắcđo đường kính thân theo chuẩn là ở độ cao 1,3 m của thân). Đo đường kính thân cây trang từ phía trên sát cổ bạnh gốc vì bạnh gốc làphần phát triển từ trụ mầm, có nhiều lỗ vỏ và vết nứt có tác dụng trực tiếp nhậnkhông khí được xem như là rễ hô hấp của cây. Xác định độ che phủ của cây bằng cách đo đường kính của tán lá chiều lớnnhất và chiều nhỏ nhất. Từ đường kính của tán lá tính độ che phủ của tán lá theo Scông thức: L = , trong đó: S là diện tích đất được che phủ; G là diện tích trên Gnền đất (đơn vị tính là m2 ). Đo độ cao của sóng biển bằng máy IVANOP-H10 kết hợp với MIA đặt tạiđiểm đo cách bờ sóng vỗ ra phía ngoài đê biển là 2 m [5]. Tính hệ số suy giảm độ cao sóng: HS − HL R= HStrong đó: HS là độ cao của sóng trước rừng (điểm thả phao); HL là độ cao sóng tạiđiểm gần sát bờ. Tính năng lượng sóng 1 E = ρgH 2L 8trong đó: g là gia tốc trọng trường; ρ là tỉ trọng của nước; H là độ cao; L là độ dàibước sóng. Sau khi bão tan, nước rút, chúng tôi đo độ cao của đụn cát-bùn dồn lại ởkhoảng cách từ mép rừng ngoài phía biển vào bằng thước mét. 87 Vũ Đoàn Thái2.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận2.3.1. Cấu trúc rừng trang tại xã Bàng La, Đồ Sơn Rừng trang trồng trên đất thời điểm nghiên cứu đã được 5 - 6 tuổi. Rừngtrồng theo dự án kích thước đồng đều khoảng cách giữa các cây (trừ cây chết chưadặm thêm). Độ rộng của dải rừng là 650 m. * Thành phần loài Trong ô tiêu chuẩn phía giáp biển chỉ có một loài duy nhất là cây trang. Vềmặt xã hội học thì đây là quần thể trang gần như thuần loại. Nhữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: