Danh mục

Tác dụng chữa bệnh từ cây vối

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây vối có nhiều dược tính quý, chữa được nhiều loại bệnh như vàng da, gan, ghẻ lở, các bệnh tiêu hóa… Đặc biệt, vối hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường rất tốt. Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác dụng chữa bệnh từ cây vối Tác dụng chữa bệnh từ cây vốiCây vối có nhiều dược tính quý, chữa được nhiều loại bệnh như vàng da, gan, ghẻlở, các bệnh tiêu hóa… Đặc biệt, vối hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường rất tốt.Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loạicây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ở nước ta cây vối mọc hoang hoặc trồng. Cây vối thường caochừng 5 – 6 m, cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần nhưkhông cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm, có dịch.Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.Loài cây giàu dược tínhỞ nước ta, từ lâu, cây vối (lá, nụ, vỏ, rễ) được người dân dùng làm trà uống giải khát. Lávối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong vối sẽ kích thíchtiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính khángkhuẩn nhưng đặc biệt không hại vi khuẩn có ích trong ruột.Theo tài liệu nghiên cứu của GS Đỗ Tất Lợi, lá và nụ vối có chất kháng sinh thực vật,diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh, kể cả vi trùng Gram- và Gram+. Theo đông y,vối có vị hơi chát, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải biểu, tiêu trệ, sát khuẩn.Dân gian thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.Nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối cácnhiều loại vi khuẩn như Gram+, Gram-, Streptococus (hemolytic và staman), vi trùngbạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,… vàkhông gây độc hại đối với cơ thể.Cây vối có tiềm năng chữa bệnh rất cao. Nhiều nghiên cứu về dược tính của cây vối trongnhững năm qua cho thấy thành phần hoạt tính của nụ vối là một hợp chất polyphenol cótên là 2′,4′-dihydroxy-6′-methoxy-3′,5′dimethylchalcone. Chính chất này đã tạo ra hiệuứng đảo ngược trên các tế bào ung thư đa kháng thuốc (Multidrug resistance).Cây vối trong mùa ra hoa và quả. Ảnh: TRẦN THANHNụ vối hỗ trợ trị tiểu đườngMột nghiên cứu gây chú ý là tác dụng của nụ vối trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểuđường. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia(Việt Nam) và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid trong chènụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường. Người bệnhtiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡmáu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đụcthủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thườngxuyên.Chính những tác dụng chữa bệnh đa dạng và hiệu quả của nụ vối, hiện nay các nhà sảnxuất đã có nhiều sản phẩm về nụ vối như trà vối túi lọc, cao vối… Giá nụ vối cũng khôngcao, khoảng từ 100.000 – 120.000 đồng/kg, có bán ở nhiều tỉnh phía Bắc. Tại TPHCMcũng có thể mua được nụ vối ở nhiều nơi, nhiều nhất là trên đường Phạm Văn Hai (quậnTân Bình), nơi bán các đặc sản miền Bắc.Vài phương thuốc trị liệu với vối- Giúp giảm mỡ máu: Nụ vối 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấuthành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.Dùng 5 loại hoa, gồm nụ vối, kim ngân hoa, hoa cúc, hoa đại, hoa mộc miên (hoa gạo),chế thành dạng trà, uống mỗi ngày, rất tốt cho cơ thể.- Trị đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùngthái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền2 – 3 ngày.- Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 – 12 g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lầntrong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15 g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.- Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gộiđầu.- Viêm gan, vàng da: Dùng rễ vối 200 g sắc uống mỗi ngày.- Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống: 200 g lá vốitươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước. ...

Tài liệu được xem nhiều: