Danh mục

Tác dụng của bài tập trong dạy học Vật lý

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.18 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học (PPDH) mới, hiện đại - là phát huy tính tích cực, chủ động, tôn trọng vai trò của người học, kích thích tính độc lập sáng tạo, trau dồi khả năng tự giáo dục cho mỗi người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác dụng của bài tập trong dạy học Vật lý Tác dụng của bài tập trong dạy học Vật lý Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học (PPDH) mới,hiện đại - là phát huy tính tích cực, chủ động, tôn trọng vai trò của người học,kích thích tính độc lập sáng tạo, trau dồi khả năng tự giáo dục cho mỗi người. Trong quá trình dạy học theo phương pháp này, học sinh là chủ thể nhậnthức. Học sinh không học thụ động bằng cách nghe thầy giảng mà học tích cựcbằng hành động của chính mình, giáo viên không phải là người duy nhất để dạyhay truyền bá kiến thức mà chỉ đóng vai trò tổ chức, định hướng quá trình học tậpnhằm phát huy vai trò chủ động trong học tập của học sinh. Giáo viên giúp học sinhnắm được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, phương pháp hoạt động học tập(nhận thức) cũng như phương pháp hoạt động trong cuộc sống xã hội. Qua việc tựgiành lấy kiến thức, ở học sinh hình thành và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ,năng lực giải quyết vấn đề. Nói cách khác, học sinh phát triển trong hoạt động vàhọc tập diễn ra trong hoạt động. Chính vì lẽ đó, học sinh cần phải được huấn luyệnngay từ khâu xây dựng kiến thức cho đến khâu vận dụng nó vào thực tế. Giải BTVL là một trong những hình thức tập luyện chủ yếu và được tiến hànhnhiều nhất. Trong mỗi tiết học hoạt động giải BTVL tham gia vào quá trình: - Hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Theo M.A.Đanilov, “Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự, nếu học sinh có thể vậndụng thành thạo chúng hoàn thành vào những bài tập lí thuyết hay thực hành”. - Hình thành kiến thức mới (kể cả cung cấp các kiến thức thực tiễn), ôn tậpnhững kiến thức đã học, củng cố kiến thức cơ bản của bài giảng. Một đơn vị kiếnthức mới, học sinh chỉ có thể ghi nhớ khi được luyện tập nhiều lần. - Phát triển tư duy vật lí. Trong thực tiễn dạy học, tư duy vật lí của học sinhthường hiểu là kĩ năng quan sát hiện tượng vật lí, phân tích một hiện tượng phứctạp thành những bộ phận thành phần và xác lập ở trong chúng những mối liên hệgiữa các mặt định tính và định lượng của các hiện tượng và của các đại lượng vật lí,đoán trước các hệ quả từ các lí thuyết và áp dụng được kiến thức của mình. Trừmột số bài tập đơn giản chỉ đề cập đến một hiện tượng vật lí đa số các hiện tượngnêu lên trong những bài tập là phức tạp. Để giải được chúng, phải phân tích hiệntượng phức tạp ấy thành các bài tập đơn giản. Đồng thời thông thường trong quátrình giải quyết các tình huống cụ thể nêu lên trong bài tập, học sinh phải vận dụngcác thao tác tư duy để tìm hiểu, giải quyết vấn đề và rút ra kết luận cần thiết. Nhờthế, tư duy được phát triển và năng lực làm việc tự lực của học sinh được nâng cao. - Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, đặc biệt là giúp phát hiệntrình độ phát triển trí tuệ, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh tronghọc tập đồng thời giúp họ vượt qua những khó khăn và khắc phục các sai lầm đó. - Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Vật lí là mộtmôn học liên quan đến nhiều hiện tượng trong đời sống. Những kiến thức vật lícũng được ứng dụng trong kĩ thuật và cuộc sống hàng ngày. Học sinh khi giải BTVLlà tìm đến bản chất của các vấn đề đó và áp dụng nó giải quyết các vấn đề của cuộcsống. Graph trong dạy học - Thiết kế bài giảng Graph là một lý thuyết có nguồn gốc từ toán học. Theo tiếng Anh,“graph” là đồ thị, mạng, mạch. Trong tiếng Pháp, “graphe” cũng có ý nghĩatương tự. Như vậy, hiểu một cách chung nhất, graph là một sơ đồ, một đồ thịhay một mạng, mạch. Hiện nay, trong sự tiếp xúc khoa học chúng ta thấy xuất hiện một xu hướngdùng chung một tên gọi để thống nhất về quan niệm khi nghiên cứu khoa học. Nênngười ta vẫn dùng nguyên tên gọi của nó là graph chứ không dịch ra tiếng Việt. Tuynhiên, có một điều đáng lưu ý không phải sơ đồ nào cũng là sơ đồ graph. Sơ đồ graph trong dạy học chủ yếu là sơ đồ hình cây.Trong toán học, graph được định nghĩa như sau: Graph bao gồm một tập hợpkhông rỗng E những yếu tố gọi là đỉnh và một tập hợp A những yếu tố gọi là cạnh.Mỗi yếu tố của A là một cặp (không xếp thứ tự) những yêu cầu rõ rệt của E.Trong từng trường hợp một graph định hướng những yếu tố của A đều là nhữngcặp có hướng và gọi là cung. Một đôi hay một cặp có thể hiểu được lựa chọn hơn 1lần. Hình I.2a là sơ đồ graph vô hướng, hình I.2b là có hướng. Trong đó, đỉnh làcác vòng tròn nhỏ, cạnh là đường nối từng cặp (hay từng đôi) lại với nhau; cung lànhững mũi tên.Trong sơ đồ graph, sự sắp xếp trật tự trước sau của các đỉnh và cung (hoặc cạnh)có ý nghĩa quyết định còn kích thước, hình dạng không có ý nghĩa. Lí luận dạy họcthường chỉ vận dụng loại graph có hướng. Sau đây là ví dụ: Nhìn vào graph trên ta thấy, ô số (1), (2), (3) là các đỉnh của graph, cácđường có mũi tên là cung diễn tả mối quan hệ giữa các đỉnh.Graph nội dung trong dạy họcGraph nội dung của bài lên lớp là hình thức cấu trúc hóa một cách trực quan kháiquát và súc tích nội dung của tài liệu giáo khoa đưa ra dạy học trong bài lên lớp.Nói một cách chính xác và thực chất hơn, graph nội dung là tập hợp những yếu tốthành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bên trong giữa chúng với nhauvà diễn tả cấu trúc logic của nội dung dạy học đó bằng một ngôn ngữ trực quan,khái quát đồng thời rất súc tích.Bản chất của graph là một sơ đồ, một mạng hay một mạch thể hiện các kiến thứccơ bản. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý đến điều kiện để lập một graph nộidung, nên có sự lựa chọn chứ không phải tất cả các bài hóa học trong chương trìnhđều áp dụng được phương pháp này. Chỉ nên sử dụng sử dụng phương pháp graphđể dạy những bài học có nhiều kiến thức, phức tạp, gây khó khăn cho sự lĩnh hội trithức của người học.Ưu điểm của graph thể hiện ở những điểm sau: tính khái quát, tính trực quan, tínhhệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: