Danh mục

Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.12 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Với tầm vóc danh nhân văn hóa, Trần Nhân Tông (1258-1308) tỏa sáng trên tư cách một vị hoàng đế sáng suốt, vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và để lại những áng thi ca thấm đậm lẽ đạo tình đời. Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và để lại nhiều tác phẩm thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm đặc biệt giá trị(1). Trên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong 1. Với tầm vóc danh nhân văn hóa, Trần Nhân Tông (1258-1308) tỏa sáng trên tưcách một vị hoàng đế sáng suốt, vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và để lại nhữngáng thi ca thấm đậm lẽ đạo tình đời. Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần NhânTông đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước,phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và để lại nhiều tác phẩm thơ phú bằng chữ Hán vàchữ Nôm đặc biệt giá trị(1). Trên thực tế, có thể nhận diện về Trần Nhân Tông như một nhân vật lịch sử, mộtmẫu hình hoàng đế phương Đông gắn với vị thế thiền sư - nhà truyền giáo và tư cách thinhân - người kiến tạo những giá trị văn hóa. Ở đây, trong phạm vi cụ thể hơn, trước hếtchúng tôi định vị Trần Nhân Tông như một tác gia văn học, trên cơ sở đó sẽ soi chiếu trởlại cả ba phương diện hoàng đế - thiền sư - thi sĩ cùng hiện diện trong một tác gia TrầnNhân Tông; nói cách khác, chúng tôi không nhằm phác thảo chân dung một nhân vậtlịch sử hoàng đế nói chung mà chủ ý qua thơ văn sẽ đi đến xác định đặc điểm kiểu mẫutác gia hoàng đế - thiền sư - thi sĩ Trần Nhân Tông... 2. Vào ngày 24-2 năm Mậu Ngọ (1258), Trần Thái Tông lui về Bắc cung làmThái thượng hoàng, nhường ngôi cho Hoàng thái tử Hoảng (Trần Thánh Tông). Mùađông năm ấy, nhằm ngày 11-11, Hoàng trưởng tử Khâm ra đời. Đến tháng 12 năm QuýDậu (1273), Hoàng trưởng tử Khâm được sách phong làm Hoàng thái tử, lấy con gáitrưởng của Hưng Đạo Vương làm phi... Kịp đến ngày 22-10 năm Mậu Dần (1278), Trần Thánh Tông nhường ngôi choHoàng thái tử Khâm (Nhân Tông). Từ đây, Trần Nhân Tông bắt đầu một trang đời mớitrên cương vị bậc Hoàng đế, đặc biệt đã cùng Trần Thánh Tông và toàn dân Đại Việtđánh tan hai cuộc xâm lược của đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh (1285, 1287-1288).Trong thời điểm nguy nan của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông năm 1285, TrầnNhân Tông cho khắc thơ vào thuyền ngự để động viên quân sĩ và khẳng định niềm tinchiến thắng: Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh. (Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớ, Hoan, Diễn còn kia chục vạn quân) Bước vào cuộc kháng chiến, Trần Nhân Tông từng trực tiếp sai người đi dò xéttình hình giặc, từng đi thuyền nhẹ và đi bộ qua các vùng Ba Chẽ - Quảng Yên - YênHưng (Quảng Ninh), từng trực tiếp chỉ huy đánh giặc trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên,Ninh Bình và dọc sông Hồng. Trên tư cách bậc đế vương, Trần Nhân Tông đã có lời nóivà hành động khá đặc biệt trước việc chém được đầu Nguyên soái Toa Đô. Sách ĐạiViệt sử ký toàn thư ghi: Vua trông thấy thủ cấp của Toa Đô, thương hại nói: Ngườilàm tôi phải nên như thế này. Rồi cởi áo ngự, sai quân đem liệm chôn, nhưng ngầm sailấy đầu Toa Đô đem tẩm dầu để răn, vì cớ Toa Đô mượn đường vào cướp nước ta đã banăm(2). Thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, Trần Nhân Tông đề cao lễ nghĩa kẻ bề tôi ngaycả khi biết đó là kẻ đối địch; mặt khác, ở vị thế người đứng đầu cả một nước, một dântộc độc lập, tự chủ, ông kiên quyết sai lấy đầu Toa Đô tẩm dầu làm răn vì can tội mượnđường vào cướp nước ta... Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguy ên Mông xâm lược năm 1287-1288,trên tư cách Hoàng đế, Trần Nhân Tông thể hiện rõ tinh thần yêu nước và tài năng tổchức, tập hợp lực lượng. Trước thế giặc, vua từng hai lần hỏi ý kiến Hưng Đạo vươngTrần Quốc Tuấn: Thế giặc năm nay thế n ào?, và: Giặc tới, liệu tình hình thế nào?,rồi được Trần Quốc Tuấn trả lời: Theo nh ư thần thấy, phá được chúng là điều chắcchắn, và: Năm nay đánh giặc nhàn... Trong việc dùng người, Trần Nhân Tông biếtTrần Khánh Dư là kẻ tham nhưng vẫn sử dụng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:Khánh Dư tính tham lam thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét.Nhân Tông chỉ tiếc ông có tài làm tướng nên không nỡ bỏ mà thôi(3)... Nhà vua còntrực tiếp hòa giải mối hiềm khích giữa Tả phụ Lê Tòng Giáo với Hàn lâm phụng chỉĐinh Củng Viên, kết quả: Từ đó, Tòng Giáo và Củng Viên giao hảo với nhau ngàycàng gắn bó... Đến ngày toàn thắng, Trần Nhân Tông cử lễ bái yết Chiêu Lăng và cóhai câu thơ nổi tiếng nhằm khẳng định bản lĩnh, sức mạnh và thể hiện sâu sắc niềm tựhào dân tộc: Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu. (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá, Non sông ngàn thuở vững âu vàng) Trong thời bình, Trần Nhân Tông thực hiện chủ trương khoan sức dân, mở rộngsản xuất, đưa ra chính sách thi cử và tuyển dụng nhân tài tiến bộ, thúc đẩy kinh tế, vănhóa dân tộc phát triển ổn định. Với tầm nhìn xa rộng, ngay cả sau chiến thắng, khi đãnhường ngôi cho con và bản thân làm Thượng hoàng (1293), Trần Nhân Tông vẫn đíchthân đi đánh dẹp nơi biên ải, trực tiếp giám sát, khuyên bảo vua Anh Tông và tham giacắt đặt công việc chính sự. Trần Nhân Tông cũng là người trực tiếp điều binh khiểntướng củng cố vững chắc vùng biên giới phía Tây và phía Nam đất ...

Tài liệu được xem nhiều: