Danh mục

TÁC HẠI CỦA CẢM XÚC TIÊU CỰC

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.25 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

.Trong cuộc sống con người có những cảm xúc vui, buồn, thương, giận… khác nhau tùy thuộc vào kết quả công việc và tác động của ngoại cảnh. Biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực giúp hạn chế ảnh hưởng xấu đến công việc, sức khỏe và trạng thái tinh thần. Những biểu hiện của cảm xúc tiêu cực là sợ hãi, tham lam, ghen tị, bất mãn, nghi kỵ, giận dữ, thù hận, buồn chán, lười biếng, cảm thấy bất lực, tuyệt vọng… ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÁC HẠI CỦA CẢM XÚC TIÊU CỰC TÁC HẠI CỦA CẢM XÚC TIÊU CỰC Trong cuộc sống con người có những cảm xúc vui, buồn, thương, giận… khác nhau tùy thuộc vào kết quả công việc và tác động của ngoại cảnh. Biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực giúp hạn chế ảnh hưởng xấu đến công việc, sức khỏe và trạng thái tinh thần. Những biểu hiện của cảm xúc tiêu cực là sợ hãi, tham lam, ghen tị, bất mãn, nghi kỵ, giận dữ, thù hận, buồn chán, lười biếng, cảm thấy bất lực, tuyệt vọng… Cảm xúc tiêu cực làm giảm chức năng hệ nội tiết và hệ miễn dịch, các chất tuyền dẫn thần kinh bị ách tắc làm tê liệt cảm xúc, trí tuệ. Tai hại hơn, cảm xúc tiêu cực làm cơ thể sản sinh cortisol, loại hormone làm tăng đường huyết, cản trở tiêu hóa mỡ, protein, ảnh hưởng đến tế bào thần kinh, làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm, dễ nhiễm bệnh. Việc kiểm soát tốt những xúc cảm tiêu cực của mình như giận dữ, suy sụp, bi quan, ganh ghét sẽ góp hữu hiệu trong việc phần ngăn ngừa bệnh tật. Những biểu hiện sinh lý khi cơ thể bị tác động của cảm xúc tiêu cực thường là mệt mỏi, khó chịu, đau người, hồi hợp, lo lắng, trầm cảm, ăn ngủ không ngon… Những thống kê về tai nạn giao thông cho thấy người có vấn đề về cảm xúc xấu có thể bị tai nạn giao thông nhiều hơn 114%. Cứ 5 nạn nhân bị tai nạn chết, thì một trong số đó có cãi vã trước đó khoảng 6 tiếng. Một nghiên cứu về hững sinh viên ở chung với nhau cho thấy càng có ác cảm với nhau, họ càng dễ bị cảm cúm. Có mối liên hệ mật thiết giữa cảm xúc tiêu cực và bệnh tật. Người cứ lo sợ mình mắc một căn bệnh hiễm nghèo nào đấy, dù không có thật, sẽ làm cho sức đề kháng của cơ thể giàm sút và đễ dẫn đến những căn bệnh thật sự. Cảm xúc tiêu cực che mờ trí sáng suốt, khiến con người nhầm lẫn giữa sai lầm và sự thật và còn là kẻ thù lớn nhất của thành công và hạnh phúc. Khi con người nhét đầy những cảm xúc đau khổ, sợ hải, thất vọng trong thế giới của mình, họ khiến cho cuộc sống của họ trở nên nặng nề, bi ai, đau khổ. Những cảm xúc tiêu cực vô hiệu hóa khả năng hành động của con người. Khi quá sợ hãi, sức đề kháng của con người bị tê liệt hoàn toàn, thậm chí khi đối diện với những con vật nhỏ bé như gián, chuột, côn trùng... Khác với những người lạc quan, một số người có thói quen xoáy sâu vào những lời nói của người khác, hình ảnh, âm thanh khiến họ có cảm xúc tiêu cực. Có nhà thơ đã từng thốt lên: “Tôi buồn chẳng biết vì sao tôi buồn”. Chuyện vô lý như vậy vần thường xảy ra trong cuộc sống.

Tài liệu được xem nhiều: