Danh mục

Tác hại của xà phòng tiệt trùng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.25 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rửa tay với xà phòng thường là tốt rồi Đã có nghiên cứu chứng minh bệnh cảm cúm và nhiều bệnh đường hô hấp lây truyền qua bàn tay khi người bệnh để lại vi trùng (vi khuẩn, siêu vi khuẩn...) nơi quả nắm cửa, và vật dụng mà người khác bị nhiễm (nhận) vi trùng khi xoay quả nắm... Những năm sau này hết dịch SARS đến cúm gà, như vậy tăng cao cảnh giác vệ sinh bằng cách dùng xà phòng, nhưng công nghiệp chất tẩy rửa lại nhân cơ hội quảng cáo xà phòng và các chất tẩy rửa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác hại của xà phòng tiệt trùng Tác hại của xà phòng tiệt trùng Rửa tay với xà phòng thường là tốt rồi Đã có nghiên cứu chứng minh bệnh cảm cúm và nhiều bệnh đường hô hấp lây truyền qua bàn tay khi người bệnh để lại vi trùng (vi khuẩn, siêu vi khuẩn...) nơi quả nắm cửa, và vật dụng mà người khác bị nhiễm (nhận) vi trùng khi xoay quả nắm... Những năm sau này hết dịch SARS đến cúm gà, như vậy tăng cao cảnh giác vệ sinh bằng cách dùng xà phòng, nhưng công nghiệp chất tẩy rửa lại nhân cơ hội quảng cáo xà phòng và các chất tẩy rửa có chất tiệt trùng để rửa tay và tắm là có đúng hay không? Theo một nghiên cứu, khoảng 75% xà phòng nước và 29% xà phòng bánh tại Hoa Kỳ chứa hoạt chất tiệt trùng (kháng khuẩn) và dĩ nhiên giá bán cũng cao hơn xà phòng thường. Tuy nhiên lợi ích của xà phòng tiệt trùng để ngừa bệnh ở nhà lại chưa được chứng minh. Trong một nghiên cứu mới, số người dùng xà phòng tiệt trùng bị ho, chảy mũi nước, đau họng, sốt, nôn mửa, tiêu chảy và những triệu chứng khác cũng tương đương với số người dùng xà phòng thường (không có chất kháng khuẩn). Phần lớn bệnh nhiễm trùng, kể cả cảm lạnh và cúm đều do siêu vi khuẩn (virus) gây nên, mà xà phòng tiệt trùng chỉ kháng vi khuẩn chứ không diệt được siêu vi khuẩn. Người tiêu dùng cần để ý: điều quan trọng là giữ vệ sinh sạch sẽ (với nước và xà phòng thường) chứ không phải dùng các sản phẩm có chứa chất kháng khuẩn nào. Đó là lời khuyên của trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Elaine L. Larson, phân khoa điều dưỡng Đại học Columbia tại New York. Theo các chuyên viên của cơ quan theo dõi dịch bệnh Hoa Kỳ, điều cần thiết là che miệng khi ho hay hắt hơi và thường xuyên rửa tay với xà phòng (thường). Nghiên cứu trên theo dõi 238 gia đình tại Manhattan được cung cấp xà phòng, một nửa nhận xà phòng có chất tiệt trùng (kháng khuẩn) và nửa kia chỉ có xà phòng thường (không có chất tiệt trùng). Những gia đình này, phần lớn người gốc Mexico và không biết họ đang dùng loại sản phẩm nào. Những gia đình được theo dõi gần một năm để xem họ bị những bệnh hay triệu chứng gì. Sổ mũi, ho và viêm họng là triệu chứng thường gặp nhất, tiếp theo là sốt, nôn mửa, tiêu chảy và triệu chứng ngoài da. Tần suất bệnh giống nhau ở hai nhóm dùng xà phòng có hoặc không có chất tiệt trùng. Qua nghiên cứu trên, cho thấy việc dùng xà phòng có chất kháng khuẩn không có tác dụng đáng kể với những triệu chứng trên. Lợi ích tối thiểu là tất cả mọi gia đình ở cả hai nhóm đều có sức khỏe khá hơn. Trong thời gian nghiên cứu, những người tham dự ít bị nhiễm trùng hơn, số vi trùng đếm được trên bàn tay ít hơn. Nhưng những người dùng xà phòng có chất tiệt trùng như triclosan, HCH… lại thường bị bội nhiễm vi trùng ngoài da nhiều hơn vì bị mất sức đề kháng. Bởi vì các chất tiệt trùng giết được một số vi trùng có hại nhưng cũng giết luôn hệ vi khuẩn có lợi trên da. Mà 99% vi khuẩn thường trú trên da là vi khuẩn có lợi! Những hiệu xà phòng có chất tiệt trùng, diệt khuẩn thường quảng cáo là diệt 99% vi trùng trên da mà thực tế đó là 99% hệ vi khuẩn có lợi trên da. Chính vì thế mà vô số người ở vùng nhiệt đới như Việt Nam bị nhiễm trùng ngoài da, bội nhiễm ở lưng, ngực và mặt không trị được, ngoại trừ việc ngưng không dùng xà phòng tiệt trùng trong thời gian từ 3 tháng trở lên! Tóm lại, thường xuyên rửa tay, tắm rửa với xà phòng là rất có ích để bảo vệ sức khỏe, nhưng nếu dùng xà phòng có chất tiệt trùng khi không cần thiết là điều “lợi bất cập hại” và bị lọt vào “cái tròng quảng cáo” của kẻ lợi dụng người tiêu dùng để trục lợi!. DS. TỪ BẢO ANH

Tài liệu được xem nhiều: