Danh mục

Tách chiết flavonoid từ nấm hoàng chi Ganoderma colossum và nghiên cứu tác động của nó lên hàm lượng acid nucleic của gan chuột nhắt trắng (Swiss)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 408.14 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nấm Hoàng chi Ganoderma colossum đã được nuôi trồng thành công tại Khoa Sinh-Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, là một trong 6 loài Linh chi quí. Đã có nhiều tài liệu công bố về các hoạt chất có trong họ nấm Linh chi Ganodermataceae cùng những tác dụng sinh học của chúng. Riêng nấm Hoàng chi, hiểu biết về thành phần hóa dược và công dụng của nó mới chỉ có ít bài báo đã công bố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tách chiết flavonoid từ nấm hoàng chi Ganoderma colossum và nghiên cứu tác động của nó lên hàm lượng acid nucleic của gan chuột nhắt trắng (Swiss)TÁCH CHIẾT FLAVONOID TỪ NẤM HOÀNG CHI GANODERMACOLOSSUM VÀ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NÓ LÊN HÀM LƯỢNGACID NUCLEIC CỦA GAN CHUỘT NHẮT TRẮNG (SWISS)ĐOÀN SUY NGHĨTrường Đại học Khoa học - Đại học HuếTóm tắt: Nấm Hoàng chi Ganoderma colossum đã được nuôi trồng thànhcông tại Khoa Sinh-Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, là một trong 6loài Linh chi quí. Đã có nhiều tài liệu công bố về các hoạt chất có trong họnấm Linh chi Ganodermataceae cùng những tác dụng sinh học của chúng.Riêng nấm Hoàng chi, hiểu biết về thành phần hóa dược và công dụng củanó mới chỉ có ít bài báo đã công bố. Đó là lí do để chúng tôi tiến hành táchchiết, tinh sạch flavonoid có trong nấm Hoàng chi và nghiên cứu tác độngcủa nó lên hàm lượng acid nucleic, ADN và ARN của mô gan chuột nhắttrắng (Swiss). Kết quả nghiên cứu thể hiện: Hàm lượng flavonoid tinh sạchcó trong nấm Hoàng chi đạt 3,09 ± 0,11% tính theo trọng lượng khô. Khitiêm dịch flavonoid 10% hoặc 20% liều 1ml/con(20g)/ngày, tiêm 3 lần, đãkhông làm thay đổi hàm lượng acid nucleic, ADN và ARN của mô ganchuột nhắt trắng (Swiss). Điều đó chứng tỏ flavonoid là một hoạt chất quíkhi sử dụng không gây ra sự đột biến.Từ khóa: flavonoid, acid nucleic, ADN, ARN1. MỞ ĐẦUNấm Hoàng chi có tên khoa học là Ganoderma colossum đã được nuôi trồng thành côngtại Khoa Sinh-Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế [4]. Nấm Hoàng chi thuộc diệnquí hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Trung Quốc. Nghiên cứu về nấm Hoàng chimới chỉ được biết đến qua các tài liệu về thành phần colossolactones [6]; hoạt chấtflavonoid và tác dụng chống oxy hóa [4]; khả năng kháng khuẩn [9]. Ngoài ra có tài liệucông bố về tác dụng phụ của chế phẩm từ một số loài thuộc họ nấm Linh chi: G.applanatum, G. lucidum, G. meredithiae [1], còn tác dụng của flavonoid nấm Hoàng chilên hàm lượng acid nucleic thì chưa có tài liệu nào đề cập tới. Đó là lí do để chúng tôitiến hành: Tách chiết flavonoid từ nấm Hoàng chi Ganoderma colossum và nghiên cứutác động của nó lên hàm lượng acid nucleic của mô gan chuột nhắt trắng (Swiss).2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu- Flavonoid tách từ nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum).- Mô gan chuột nhắt trắng.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 101-107102ĐOÀN SUY NGHĨ2.2. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp tách chiết flavonoid toàn phần và flavonoid tinh khiết theo tài liệu [2].- Phương pháp xác định hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN theo theo tài liệu [8].- Phân lô thí nghiệm: Chuột nhắt trắng (Swiss) 3 tuần tuổi khỏe mạnh, nặng trung bình18,5±0,5g cùng thức ăn tổng hợp mua ở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Chuột đượcphân thành các lô:- Lô đối chứng trước tiêm (ĐCTT): Trước khi tiêm chọn ngẫu nhiên 3 con từ số chuộtchuẩn bị phân lô, thu mẫu gan để xác định hàm lượng acid nucleic, ADN, ARN.- Lô đối chứng không tiêm 1 (ĐCKT): Nuôi bình thường, không tiêm gì cả, cùng thờigian với lô tiêm nước cất hay tiêm dịch flavonoid.- Lô đối chứng 1 (ĐC1) và lô đối chứng 2 (ĐC2): Tiêm nước cất- Lô thí nghiệm 1 (TN1): Tiêm dịch flavonoid 10%- Lô thí nghiệm 2 (TN2): Tiêm dịch flavonoid 20%Chuột mua về nuôi tiếp cho đủ 4 tuần tuổi nặng trung bình 19,5±0,5g trước khi tiêmnước cất hay dịch flavonoid. Mỗi lô có 10 con. Chế độ nuôi dưỡng chuột ở các lô là nhưnhau.- Cách tiêm: Thời gian tiêm, liều tiêm và số lần tiêm ở các lô ĐC hay TN là giống nhau.- Thời gian tiêm: Chuột ở các lô ĐC hay TN được tiêm mỗi ngày 1 lần vào 8 giờ sáng.- Liều tiêm; Chuột ở lô đối chứng 1 (ĐC1), lô đối chứng 2 (ĐC2), tiêm 1ml nướccất/con (20g)/ngày. Chuột ở lô thí nghiệm 1 (TN1) tiêm 1ml dịch flavonoid 10%/con(20g)/ngày còn ở lô thí nghiệm 2 (TN2) tiêm 1ml dịch flavonoid 20%/con (20g)/ngày.- Số lần tiêm: Chuột 5 tuần tuổi sẽ tiêm 3 lần trong 3 ngày liền nhau (thứ 2, thứ 3, thứ 4).- Thu mẫu gan: Nhóm chuột sau 3 ngày tiêm nước cất (lô ĐC1) hay dịch Flavonoid(lôTN1) và lô đối chứng không tiêm (ĐCKT)(kể từ sau lần tiêm thứ 3), giải phẫu thumẫu gan vào 8 giờ sáng chủ nhật. Nhóm chuột sau 5 ngày tiêm (kể từ sau lần tiêm thứ3), ở các lô nói trên, giải phẫu thu mẫu gan vào 8 giờ sáng thứ 3 tuần kế tiếp. Nhómchuột sau 7 ngày tiêm (kể từ sau lần tiêm thứ 3), ở các lô nói trên, giải phẫu thu mẫugan vào 8 giờ sáng thứ 5 tuần kế tiếp. Mẫu gan có thể tiến hành ngay để xác định hàmlượng acid nucleic, ADN, ARN. Mẫu gan chưa tiến hành được bảo quản ở 40C của tủlạnh. Mẫu gan lấy phân tích là 1g, sau pha loãng bằng acid perchloric HClO4 0,4N. Tiếnhành thứ tự qua các bước: Đồng thể mẫu, li tâm thu dịch nổi (kiểm tra độ tinh sạch) thuđược dịch acid nucleic. Tách riêng ADN, ARN (kiểm tra độ tinh sạch bằng thuốc thửdiphenilamin) để đo hàm lượng ADN, ARN. Dung dịch ADN, ARN tinh sạch đều đượcđưa vào máy quang phổ kế tử ngoại, chọn bước sóng thích ...

Tài liệu được xem nhiều: