Danh mục

Tài chính đại học công lập trên thế giới, cơ chế tài chính đại học công lập tại Việt Nam và các kiến nghị

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tài chính đại học công lập trên thế giới, cơ chế tài chính đại học công lập tại Việt Nam và các kiến nghị trình bày những vấn đề về tài chính đại học công lập bao gồm (i) giới thiệu tóm tắt các mô hình tài chính đại học trên thế giới và chính sách tài chính đại học công lập ở một số quốc gia; (ii) phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính cho đại học công lập tại Việt Nam và chỉ ra những hạn chế của cơ chế tài chính đại học của Việt Nam hiện nay;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính đại học công lập trên thế giới, cơ chế tài chính đại học công lập tại Việt Nam và các kiến nghị TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRÊN THẾ GIỚI, CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ Nguyễn Thị Cành Đoàn Thị Phương Diệp Trường ĐH Kinh tế-Luật, ĐHQG-HCM Tóm tắt: Bài nghiên cứu này trình bày những vấn đề về tài chính đại học cônglập bao gồm (i) giới thiệu tóm tắt các mô hình tài chính đại học trên thế giới và chínhsách tài chính đại học công lập ở một số quốc gia; (ii) phân tích thực trạng cơ chế tựchủ tài chính cho đại học công lập tại Việt Nam và chỉ ra những hạn chế của cơ chế tàichính đại học của Việt Nam hiện nay; (iii) trên cơ sở tham khảo các kinh nghiệm quốctế và thực trạng cơ chế tài chính cho đại học công lập Việt Nam, bài nghiên cứu đã đưara các kiến nghị hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đại học công lập tại Việt Nam. Từ khóa: Tài chính đại học công lập, Cơ chế tự chủ tài chính, Đại học công lậpViệt Nam 1. Các mô hình tài chính đại học trên thế giới và chính sách tài trợ củachính phủ cho các trường đại học công lập ở một số quốc gia 1.1. Các mô hình tài chính đại học trên thế giới Tự chủ tài chính là một phần của tự chủ đại học nói chung nên mô hình tự chủtài chính đại học gắn liền với mô hình tự chủ trong quản trị đại học. Theo Hauptman(2007) đã tổng hợp bốn mô hình về tài chính cho giáo dục đại học, trong đó có ba môhình tài chính liên quan trực tiếp đến các trường đại học công lập gồm: Mô hình 1: Miễn học phí hoặc áp dụng học phí thấp Theo mô hình này thì nguồn tài chính chủ yếu của các trường đại học công làđược cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), học phí chỉ là tượng trưng và thu khá thấp,nguồn NSNN chiếm trên 90% còn dưới 10% là học phí. Theo mô hình này thì cáctrường hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài trợ của chính phủ, học phí hoàn toàn bị kiểmsoát. Mô hình được Mỹ áp dụng vào thập niên 50 và 60, sau đó một số quốc gia khuvực Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan cũng đã áp dụng hơn một nữa thế kỷ. Đểcó thể áp dụng thành công mô hình này, các quốc gia cần phải có đủ năng lực tài chínhcho giáo dục đại học. Mô hình 2: Học phí được hoàn trả sau khi tốt nghiệp Theo mô hình này thì NSNN sẽ đóng vai trò là nguồn đầu tư ban đầu cho cáctrường đại học công lập, những đối tượng thụ hưởng dịch vụ giáo dục đại học (GDĐH)phải trả tương xứng với chất lượng của dịch vụ cung cấp theo phương thức vay tín dụngvà trả sau khi tốt nghiệp thông qua hệ thống thuế thu nhập cá nhân và hệ thống ngânhàng. Quốc gia Úc đã áp dụng mô hình này cuối những năm 1980 thông qua chươngtrình hỗ trợ đại học. Sau đó Anh và Thái Lan cũng đã bắt đầu áp dụng các mô hìnhtương tự như của Úc từ năm 2006. Hai điều kiện then chốt của mô hình này là (1) Mứcđộ đầu tư ban đầu của NSNN và các thành phần khác đủ hình thành một đại học công 385lập có chất lượng; (2) Nhà nước cần thiết lập được một cơ chế hữu hiệu nhằm thu hồinợ vay của sinh viên sau khi tốt nghiệp1. Mô hình 3: Tăng học phí kết hợp với các chính sách tài trợ Mô hình này yêu cầu học phí phải được tính toán sao cho có thể bù đắp một phầnđáng kể các chi phí hoạt động của trường, đồng thời hướng đến các chính sách hỗ trợhọc phí đối với các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Các nước áp dụng thành công môhình này là Mỹ, New Zealand và Canada. Gia tăng học phí được xem như một giải phápchủ yếu nhằm chia sẻ chi phí giáo dục. Nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Phi thiết lậpcơ chế học phí song song: những sinh viên không hội đủ những điều kiện nào đó về kếtquả học tập thì không được theo học miễn phí mà phải đóng học phí ở mức cao. 1.2. Chính sách tài chính đại học công lập (nguồn tài trợ cho các trường đạihọc công lập) ở một số quốc gia Ở Mỹ: Tài chính các trường đại học công của Mỹ một phần là do ngân sách địaphương (Tiểu Bang) cung cấp. Phần còn lại là do người học đóng thông qua chính sáchhọc phí và tỷ trọng học phí gia tăng hàng năm trong tổng nguồn tài trợ. Chẳng hạn, năm1980, tỷ trọng nguồn thu từ học phí chiếm khoảng 18% tổng chi cho đào tạo các trườngĐH công, thì năm 2005 tỷ lệ này là 32%, năm 2017 tỷ lệ thu từ học phí là 46,4%.(Nguồn: Các Văn phòng Điều hành giáo dục Đại học Các Tiều bang (Phòng tài chínhgiáo dục)2 Ngoài nguồn tài trợ của chính quyền địa phương-Tiểu Bang, chính quyền LiênBang cũng có tài trợ cho các trường đại học công ở Mỹ. Nếu tài trợ từ NSNN địaphương (Tiểu Bang) chủ yếu để đầu tư cho cơ sở vật chất thì nguồn tài trợ từ NSNNLiên Bang hỗ trợ cho nghiên cứu cho giảng viên và học bổng cho sinh viên nghèo cũngnhư tín dụng cho sinh viên khác. Nguồn học phí và các hoạt động dịch vụ đào tạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: